05/06/2018 17:37 GMT+7

Xử hạt nhân của Triều Tiên tốn tiền khủng khiếp

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Giới chuyên gia cho biết quá trình giải trừ kho hạt nhân của Triều Tiên cần làm theo giai đoạn và mất ít nhất là 10 năm. Chưa tính tới mục tiêu đạt được hòa bình vĩnh viễn, quá trình này đã "ngốn" tới hàng chục tỉ USD.

Xử hạt nhân của Triều Tiên tốn tiền khủng khiếp - Ảnh 1.

Tên lửa đạn đạo được Triều Tiên đem ra "khoe" trong cuộc diễu binh ở thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 15-4-2017 - Ảnh: REUTERS

Trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đang cận kề, người ta đang đặt ra một câu hỏi lớn là ai sẽ đứng ra gánh vác chi phí để giải trừ kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Về mặt công khai, chi phí giải trừ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cho đến nay vẫn chưa được các quốc gia liên quan thảo luận.

Gấp 5 lần tiền giải trừ hạt nhân Ukraine?

Theo một ước tính, chi phí này có thể nhiều gấp ít nhất 5 lần số tiền từng được bỏ ra để giải quyết vấn đề Ukraine.

Vào thập niên 1990, Mỹ đã hỗ trợ Ukraine 175 triệu USD để giúp thanh toán chi phí giải trừ kho vũ khí hạt nhân ở nước này. Thời điểm đó, theo tường thuật, Ukraine sở hữu hơn 1.800 đầu đạn hạt nhân được sản xuất vào thời Liên Xô.

Toàn bộ chi phí do cộng đồng quốc tế gánh vác để hoàn thành quá trình này ước tính khoảng 460 triệu USD.

Tuy nhiên, theo tờ Korea Herald, một nghiên cứu gần đây của ông Kwon Hyuk Chul đến từ Đại học Kookmin (Hàn Quốc) cho thấy tổng chi phí, từ việc giải trừ các vũ khí cho đến các chi phí gián tiếp như viện trợ kinh tế, có thể lên tới 20 tỉ USD.

Trong số này, các chi phí trực tiếp sẽ vào khoảng 5 tỉ USD được sử dụng trong nhiều năm. Các chi phí loại này gồm giải trừ các vũ khí hạt nhân hiện có và vô hiệu hóa các cơ sở nghiên cứu.

Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với Tướng Kim Yong Chol - "cánh tay phải" của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Triều Tiên đang nhắm tới phi hạt nhân hóa nhanh chóng. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định quá trình này sẽ "ngốn" nhiều năm trời.

Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế thuộc Đại học Stanford (Mỹ) đánh giá quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên sẽ mất 10 năm hoặc nhiều hơn.

Nghiên cứu này đã phác thảo một kế hoạch toàn diện về tất cả giai đoạn giải trừ. Quá trình phi hạt nhân hóa không chỉ liên quan đến việc đóng cửa hay phá hủy hàng chục cơ sở, hàng trăm tòa nhà, mà còn bao gồm chấm dứt xuất khẩu tên lửa cũng như nhiên liệu hạt nhân (plutonium, uranium) và sắp xếp công việc mới cho các chuyên gia hạt nhân Triều Tiên.

Cộng đồng tình báo Hàn Quốc ước tính đội nghiên cứu, kỹ thuật viên… tham gia vào quá trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên vào khoảng 3.000 người, trong đó có 200 chuyên gia.

Ông Siegfried S. Hecker - cựu Giám đốc Phòng thí nghiệm Los Alamos ở New Mexico và hiện là giáo sư giảng dạy tại Đại học Stanford, nhận định tốt nhất nên giải trừ hạt nhân Triều Tiên theo giai đoạn, bao gồm cả những phần nguy hiểm nhất trong chương trình vũ khí trước tiên.

Xử hạt nhân của Triều Tiên tốn tiền khủng khiếp - Ảnh 2.

Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri hôm 24-5. Nước này đã mời các nhà báo nước ngoài tới đưa tin, nhưng không mời các chuyên gia hạt nhân - Ảnh: REUTERS

Đi xa hơn, tốn nhiều hơn!

Ngoài ra, chi phí phi hạt nhân hóa sẽ không chỉ nằm ở việc giải trừ toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In - người đóng vai trò cầu nối giữa Washington và Bình Nhưỡng, mong muốn mọi chuyện sẽ đi xa hơn nữa, chứ không chỉ là phi hạt nhân hóa. Đó là thiết lập hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên.

Trong khi Mỹ úp mở sẽ hỗ trợ kinh tế và cho phép các công ty tư nhân đầu tư vào Triều Tiên, ông Trump gần đây lại nhấn mạnh gần nhiều chi phí sẽ phải do Seoul gánh.

"Không, tôi không nghĩ nước Mỹ sẽ phải bỏ tiền ra. Tôi cho rằng Hàn Quốc sẽ phải làm điều đó. Một cách thẳng thắn, tôi cho là Trung Quốc cũng sẽ giúp đỡ" - ông Trump trả lời phỏng vấn hôm 1-6 khi được hỏi liệu ông sẽ đề xuất hỗ trợ kinh tế tại thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới hay không.

Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng Nhật Bản cũng sẽ gánh vác một phần chi phí viện trợ kinh tế, đồng thời nhấn mạnh Washington sẽ không "chi nhiều tiền".

Theo một báo cáo của công ty đầu tư Eurizon SLJ Capital tại London (Anh), việc đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn toàn và có được hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên đòi hỏi sẽ tốn khoảng 2.000 tỉ USD trong giai đoạn 10 năm. Mô hình này giả định viễn cảnh thống nhất hai miền bán đảo Triều Tiên, và sử dụng mô hình thống nhất nước Đức.

Singapore phát hành huy hiệu kỷ niệm thượng đỉnh Mỹ - Triều Singapore phát hành huy hiệu kỷ niệm thượng đỉnh Mỹ - Triều Thượng đỉnh Mỹ - Triều đã có người thắng, nhưng không phải ông Trump! Thượng đỉnh Mỹ - Triều đã có người thắng, nhưng không phải ông Trump! Đồng xu kỷ niệm thượng đỉnh vẫn phát hành Đồng xu kỷ niệm thượng đỉnh vẫn phát hành
BÌNH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên