Độ cao 36.000km cực kỳ quan trọng đối với các nhà dự báo thời tiết, vì tốc độ của các vệ tinh quay quanh hành tinh trong vùng này khớp với vòng quay của Trái đất. Do đó, việc giám sát tia sét trên bầu trời châu Âu trở nên dễ dàng hơn.
Vệ tinh Meteosat-12 thuộc Tổ chức Khai thác vệ tinh khí tượng châu Âu (Eumetsat).
Đây là vệ tinh trong dòng thiết bị quan sát thời tiết thế hệ thứ ba Meteosat mới của châu Âu, được phóng vào tháng 12-2022. Vệ tinh này sẽ giúp các nhà khí tượng học châu Âu cải thiện dự báo về các sự kiện thời tiết cực đoan.
"Những cơn bão nghiêm trọng thường xảy ra trước những thay đổi đột ngột trong hoạt động của sét. Bằng cách quan sát những thay đổi này, dữ liệu Lightning Imager của Meteosat-12 sẽ giúp các nhà dự báo thời tiết thêm tự tin trong dự báo của họ về các cơn bão nghiêm trọng", Tổng giám đốc Eumetsat Phil Evans cho biết.
Hình ảnh sét trên bầu trời châu Âu do North camera ghi nhận được - Nguồn: EUMETSAT
Sấm sét là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy thời tiết khắc nghiệt đang xảy ra. Nơi nào có lượng mưa lớn nhất thường có sấm sét, ông Evans nói thêm.
Thiết bị Lightning Imager của Eumetsat-12 bao gồm 4 camera, có thể phát hiện các tia sáng trong khí quyển trên khắp châu Âu, châu Phi, Trung Đông và một phần Nam Mỹ.
"Trong 4 camera này, mỗi cái có thể chụp 1.000 hình ảnh/giây, cả ngày lẫn đêm, phát hiện ngay cả một tia sét đơn lẻ nhanh hơn cả chớp mắt", Guia Pastorini, giám đốc kỹ thuật dự án tại Công ty hàng không vũ trụ Leonardo, cho biết.
Eumetsat-12 là vệ tinh đầu tiên trong nhóm 6 vệ tinh thời tiết mới sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu trước các thảm họa thời tiết do biến đổi khí hậu gây ra.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận