20/06/2023 07:10 GMT+7

Vượt qua sợ hãi COVID-19 nhờ tự tin

Cuộc sống đang yên bình bỗng cơn bão dịch cúm COVID-19 từ đâu ập tới, tưởng chừng trở tay không kịp. Nhà nhà mua đồ, người người mua đồ dự trữ vì có lệnh hạn chế đi lại và sẽ đóng cổng chợ, các trung tâm mua sắm…

Chia sẻ thông tin vắc xin và tiêm chủng tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

Chia sẻ thông tin vắc xin và tiêm chủng tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

Các mặt hàng mì ăn liền, thực phẩm chế biến, miễn là món nào dự trữ được đều hút hàng, chậm một chút là ra về tay không. Cứ thế, dòng xe xuôi ngược trước nhà hầu như không ngớt, kể cả giờ nghỉ trưa đúng ngọ… Xe nào từ chợ về cũng chạy muốn lết bánh, hàng cột sà ra cả hai bên, tưởng chừng rớt đến nơi.

Bà xã ra lệnh cho tôi không được đi ra đường; không đi chợ, mà để bà ấy tự lo. Không phải tôi "yếu không ra gió" được, mà về hưu đã tám năm; mắc chứng tiểu đường type 2, thường xuyên uống thuốc.

Mà trên loa cũng thông báo rõ những người có bệnh nền như lao phổi, tiểu đường không đi ra ngoài, không đến chỗ đông người vì sức đề kháng của cơ thể không bằng người khỏe mạnh… Đúng là "Phong tỏa đêm ngày mệt tấm thân / Đứng lên ngồi xuống mấy chục lần", hết loanh quanh trước sân lại vòng phía sau nhà…

Đây cũng là dịp mình tỉa cành cắt lá mấy gốc mai, cây kim đồng trong sân. Quanh năm công việc bộn bề, hết việc này qua việc khác nên thời giờ chăm sóc mấy cây kiểng cũng ít ỏi. Nhờ dịp dịch này mà tôi có thời gian chăm sóc nên cây nào cây nấy thầm cảm ơn lòng tốt của chủ nhân…

Rồi lên mạng coi tình hình dịch giã các nơi khác như thế nào. Lâu lâu có một tin về người khi chích ngừa bị choáng; thậm chí tử vong do nhiều nguyên nhân. Một nỗi lo không biết từ bao giờ từ từ xâm chiếm trong lòng…

Mình cũng bị bệnh nền, không biết nay mai chích ngừa COVID-19 có mệnh hệ gì chăng? Tôi âm thầm (không cho bà xã biết) ghi lại số tài khoản, mật khẩu thẻ… để trên bàn viết, nơi dễ nhìn thấy nhất. Đề phòng mình gặp sự cố, nếu "ra đi nhẹ nhàng" như "cày xong thửa ruộng" thì con mình về thấy được…

Cả bà xã hình như cũng có chút lo lắng! Đêm ngủ thường hay trở mình nhiều… Khi nhận được giấy báo trước một ngày về ngày, giờ, địa điểm sẽ được chích mũi thứ nhất; nỗi lo lắng càng nhân lên gấp bội.

Nhưng vốn là một cựu chiến binh, tôi lấy lại mọi sự bình tĩnh; không sợ chích ngừa, mà mình cứ tuân thủ quy định. Sợ cái gì! Mỗi người có một cơ địa khác nhau, không ai giống ai cả! Cũng như bị con ong, con kiến nó chích một phát thôi mà! Chích xong, ở lại 30 phút, nếu thấy không có triệu chứng gì thì nhận giấy chứng nhận ra về.

Chích xong mũi thứ nhất, vợ chồng tôi ra về trong bình an, vô sự. Hai ba ngày, một tuần sau cũng chẳng thấy bị "hành" bao nhiêu, chỉ hơi nặng cánh tay nơi chích. Tôi luyện tập sức khỏe bằng cách đi bộ quanh nhà, quanh sân; thở ra hít vào; không ngồi một chỗ vì nói như bà xã (vốn là lương y) là sẽ bị "ủng trệ" cả về cơ thể lẫn tinh thần.

Từ đó, "đến hẹn lại chích", chúng tôi đã hoàn thành mũi thứ năm theo lộ trình. Qua đó, tôi thấy được một điều quan trọng là phải tự tin ở bản thân mình, luôn thể dục thể thao, đi bộ để có sức khỏe đảm bảo, từ đó mới nâng cao được sự miễn dịch của cơ thể mình. Sự "lo xa" của tôi kể ở phần trên đã hoàn toàn phá sản!

Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể

Báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC đang tổ chức cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể". Đây là cơ hội để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình, truyền cảm hứng và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của tiêm chủng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ban tổ chức cho biết cuộc thi mở cho tất cả mọi người từ 16 tuổi trở lên, không giới hạn quốc tịch hay nghề nghiệp. Cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) được phép viết bài để hưởng ứng cuộc thi nhưng không được chấm giải.

Về dung lượng, tác phẩm dự thi là bài viết ngắn bằng tiếng Việt, tối đa 800 từ, khuyến khích tác phẩm có hình ảnh, chùm ảnh hoặc video clip minh họa.

Nội dung là một câu chuyện liên quan đến chủ đề "tiêm chủng" và tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe cộng đồng, như kỷ niệm đẹp về tiêm chủng của bạn hoặc người thân;

Kỷ niệm về việc bạn đã cân nhắc lý do và đưa ra quyết định tiêm chủng; Cảm nhận và trải nghiệm cá nhân trong, sau khi tiêm chủng hoặc những ảnh hưởng của tiêm chủng đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng xung quanh.

Người tham gia có hai cách để nộp bài viết dự thi: Gửi email đến địa chỉ tiemngua@tuoitre.com.vn. Trong email, cần cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ: tên, tuổi, quốc gia, địa chỉ email, số tài khoản và số điện thoại liên lạc; Hoặc vào chuyên trang của cuộc thi ở địa chỉ tuoitre.vn, sau đó điền thông tin và tải file chứa bài dự thi theo yêu cầu.

Những tác phẩm dự thi tốt sẽ được ban tổ chức chọn lựa, đăng tải trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (bài được chọn đăng không đồng nghĩa là bài sẽ đoạt giải). Thời gian nhận bài viết: Ngày 10-6 đến 30-7-2023, bất kỳ tác phẩm nào gửi sau thời hạn này 30-7-2023 sẽ không được xem xét.

Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá bởi ban giám khảo gồm các chuyên gia y tế, nhà báo, nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội.

Giải thưởng gồm 2 giải đặc biệt trị giá 30 triệu đồng/giải; 10 giải nhất trị giá 10 triệu đồng/giải; 15 giải nhì (5 triệu đồng/giải); 20 giải ba và 100 giải khuyến khích.

Vượt qua sợ hãi nhờ tự tin - Ảnh 2.

13 năm và câu chuyện người mẹ trẻ ân hận vô cùng13 năm và câu chuyện người mẹ trẻ ân hận vô cùng

Đó là vào năm 2010 khi mình trở thành một người mẹ trẻ lần đầu có con ở tuổi 26. Hồi đó, vợ chồng mình nghèo lắm, mình nghỉ việc sau khi sinh con, không có bảo hiểm, không có lương...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên