13/12/2017 14:34 GMT+7

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Sứ mệnh chống khủng bố của quân đội Nga tại Syria đã kết thúc, tròn đúng 2 năm kể từ lời kêu gọi hỗ trợ của Tổng thống Syria Bashar al Assad.

Ngày 11-12, phát biểu trong chuyến thăm bất ngờ tới căn cứ không quân Hmeimim ở tỉnh duyên hải Latakia của Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin - với tư cách là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, đã hạ lệnh cho quân đội Nga bắt đầu rút quân về nước.

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh cùng với quân đội Nga, quân đội Syria đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS), "một trong các nhóm khủng bố quốc tế tinh nhuệ nhất", chỉ trong vòng hai năm.

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm bất ngờ tới căn cứ không quân Hmeimim ở Syria ngày 11-12 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Assad, thay mặt "toàn thể người dân Syria", đã "cảm ơn triệu triệu lần" sự giúp đỡ của nước Nga, từ người lãnh đạo cao nhất là ông Putin đến những người lính ngày đêm cầm súng, những phi công trên bầu trời đã đem lại chiến thắng này.

Cách đây hơn 2 năm 2 tháng, những binh sĩ, xe bọc thép chiến đấu và máy bay đầu tiên của Nga đã đến Syria, theo lời kêu gọi chính thức của Tổng thống Assad. Ngày 30-9-2015, những quả bom Nga đầu tiên đã dội xuống đầu bọn khủng bố ở Syria, bắt đầu sự hiện diện quân sự lâu nhất của Nga ở nước ngoài trong vòng 2 thập kỷ qua.

Ngày 12-12-2017, tướng Sergey Surovikin - chỉ huy các lực lượng Nga tại Syria, cho biết theo yêu cầu của Tổng tư lệnh Putin, việc rút quân đã bắt đầu. 25 máy bay chiến đấu các loại, bao gồm 2 trực thăng cùng nhiều binh sĩ thuộc các lực lượng quân y, công binh, chỉ huy sẽ trở về nước.

Thực tế, đây không phải là đợt rút quân đầu tiên của Nga ở Syria.

Tổng thống Nga nhấn mạnh các lực lượng Nga và Syria sẽ đáp trả bằng vũ lực nếu "bọn khủng bố ngóc đầu trở dậy" tại Syria.

Ông Putin khẳng định Syria vẫn được bảo toàn là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Các căn cứ không quân Hmeimim và trạm hỗ trợ kỹ cho Hải quân Nga ở Tartous vẫn sẽ tiếp tục hoạt động.

Cuộc can dự vào Syria là màn phô diễn sức mạnh quân sự của Nga. Gần như tất cả những vũ khí hiện đại nhất đã được Mátxcơva cho thử lửa ở Syria.

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 2.

Tiêm kích-bom Su-24 - lực lượng chủ lực trong các cuộc không kích ở Syria của không quân Nga - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 3.

"Tiền bối" Su-25, cường kích đã từng tham gia cuộc chiến ngắn ngày với Georgia năm 2008, cũng được huy động tham gia chống khủng bố ở Syria - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 4.

Một chuyến bay đêm của tiêm kích-bom Su-24 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 5.

Hình ảnh này sẽ còn được nhắc đến như là một trong những mất mát gây tranh cãi nhất của quân đội Nga tại Syria. Ngày 24-11-2015, một tiêm kích-bom Su-24 của Nga đã bị một chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi với cáo buộc vi phạm không phận nước này. Mátxcơva khẳng định máy bay của họ đã bị bắn rơi ngay trên không phận Syria chứ không phải Thổ Nhĩ Kỳ. Những dàn xếp ngoại giao sau đó đã khiến vụ việc hạ nhiệt - Ảnh: REUTERS

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 6.

Nhưng vụ bắn rơi Su-24 là lý do tuyệt vời để Nga tăng cường thêm sự hiện diện quân sự tại Syria. Các tiểu đoàn phòng không S-300 và S-400 đã được triển khai tới các căn cứ không quân và hải quân của Nga trên đất Syria ngay sau sự cố - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 7.

Cả S-300 và S-400 đều là các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất của Nga vào thời điểm hiện tại. Trong ảnh: Cường kích Su-25 di chuyển ngang hệ thống S-300 đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 8.

Các tàu tuần dương được trang bị hệ thống phòng thủ S-300 được điều động tới căn cứ hải quân Tartous của Syria - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Hải quân Nga có vai trò đáng kể trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria. Các tên lửa hành trình được phóng từ các tàu khu trục, những quả bom được ném xuống từ các tiêm kích Su-33 của tàu sân bay Kuznetsov trên Địa Trung Hải đã góp phần cho chiến thắng của ngày hôm nay - Nguồn: YOUTUBE/RUPTLY

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 10.

Sau sự cố Su-24, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các máy bay thực hiện nhiệm vụ ném bom khủng bố sẽ được hộ tống bởi các tiêm kích chiến đấu. Su-30S và sau này là Su-35 được điều động tới Syria. Hồi cuối tháng 11, một máy bay Su-35 đã phải xuất hiện sau khi biên đội cường kích Su-25 của Nga bị một tiêm kích F-22 của Mỹ "quấy rối" - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 11.

Lắp tên lửa lên máy bay - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 12.

Một phi công tiêm kích Su-30 quan sát tên lửa được lắp dưới cánh...- Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 13.

Chuẩn bị xuất kích - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 14.

Và trở về an toàn như những chuyến bay hộ tống khác - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 15.

Không chỉ có tiêm kích hay cường kích, các trực thăng vận tải và tấn công hiện đại nhất của Nga cũng được đưa đến Syria, bao gồm cả trực thăng tấn công Ka-52 có biệt danh "Cá sấu" - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Thống kê của tướng Surovikin cho biết trong vòng 7 tháng gần đây, hơn 32.000 tay súng đã bị tiêu diệt trong các chiến dịch quân sự của quân đội Syria dưới sự hỗ trợ của Nga. Hơn 15.000 lượt xuất kích của các tiêm kích và trực thăng Nga đã phá hủy 394 xe tăng và hơn 12.000 thiết bị quân sự tự chế của quân khủng bố. Khoảng 1.000 ngôi làng, 78 giếng dầu khí đã được tái chiếm từ tay khủng bố.

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 16.

Hàng loạt xe bọc thép và hỗ trợ chiến đấu đã được đưa đến Syria. Trong ảnh: Một xe bọc thép bánh lốp được đưa tới Syria cùng đợt triển khai với các binh sĩ làm nhiệm vụ rà phá bom mìn - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 17.

Sau khi đánh bật khủng bố IS, nhiệm vụ tiếp theo của quân đội Nga là giúp Syria dọn dẹp hậu quả. Trách nhiệm lúc này thuộc về các binh sĩ thuộc trung tâm rà phá bom mìn quốc tế của Nga. Trong ảnh: đội rà phá bom mìn Nga tại thành phố Aleppo - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 18.

Nhiệm vụ dù căng thẳng nhưng không thiếu những niềm vui giữa các đồng đội - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 19.

Rà phá bom mìn tại những khu vực vẫn còn bất ổn không phải là điều dễ dàng. Người lính rà phá bom mìn có thể trở thành mục tiêu dễ bị tấn công nếu không nhận được sự bảo vệ từ những đồng đội đơn vị khác - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 20.

Chó nghiệp vụ được sử dụng bên cạnh các thiết bị điện tử. Trong ảnh: Palmyra - thành phố cổ ở Syria, nơi du lịch nổi tiếng, trở thành khu vực nguy hiểm sau khi IS bị đánh bật - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 21.

Món quà từ quê nhà. Những chiếc bánh này, sau khi được "làm phép", một nghi thức cầu may, sẽ được gửi đến những binh sĩ đang ngày đêm cầm súng chống khủng bố ở Syria - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 22.

Dù có hẳn các đơn vị chuyên trách nấu nướng dã chiến, những chiếc bánh này luôn đầy ắp tình cảm khiến những người lính Nga ở Syria ấm lòng - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 23.

Không chỉ làm nhiệm vụ chiến đấu, các binh sĩ Nga còn làm luôn nhiệm vụ "dân vận" ở Syria. Trong ảnh: Binh sĩ Nga phân phát hàng cứu trợ cho người dân Syria - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 24.

Những em bé Syria bị thương nặng sẽ được Nga hỗ trợ đưa về nước này điều trị, tất nhiên là đi cùng với cha mẹ của các em. Tổng cộng, trong 2 năm, quân đội Nga đã cung cấp hỗ trợ y tế và điều trị cho hơn 57.000 người Syria - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 25.

Trước khi tổng thống Putin đưa ra yêu cầu rút quân, một số khí tài quân sự của Nga đã được đưa về nước. Trong ảnh: Lễ rút một số máy bay Nga về nước - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 26.

Sau tất cả, điều quan trọng là được trở về nhà, được đón chào trong vòng tay của những người yêu thương - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 27.

Niềm vui của một phi công Su-24 khi gặp lại người thân ở quê nhà - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vũ khí khủng của Nga trong 2 năm ở Syria - Ảnh 28.

Nhưng không phải người lính nào cũng trở về nhà đúng như cách họ mong muốn. Đã có những người lính Nga ngã xuống ở Syria nhưng họ vẫn sẽ đứng vững ở đất nước Nga, trong lòng những người thương yêu họ - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên