13/11/2023 14:07 GMT+7

Vốn M&A từ châu Âu, Mỹ đang chuyển hướng vào Việt Nam

Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam đã thành công trong việc hút đầu tư từ nhiều nước châu Á, tuy nhiên đến nay vẫn thiếu vắng các khoản đầu tư từ châu Âu và châu Mỹ.

Dòng vốn từ châu Âu, Mỹ vào Việt Nam sang kênh M&A hứa hẹn sẽ sôi động trong năm 2024 - Ảnh: N.BÌNH

Dòng vốn từ châu Âu, Mỹ vào Việt Nam sang kênh M&A hứa hẹn sẽ sôi động trong năm 2024 - Ảnh: N.BÌNH

Ngày 13-11, hơn 40 chuyên gia, nhà tư vấn đầu tư trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A) đã có mặt tại TP.HCM tham gia Hội nghị GMAP - hội nghị toàn cầu chuyên về lĩnh vực M&A - để tìm hiểu và xác định chiến lược đầu tư tại Việt Nam.

Ông Sam Yoshida - giám đốc điều hành RECOF Việt Nam - cho biết GMAP gồm 30 công ty M&A từ 50 quốc gia/khu vực trên khắp châu Mỹ, châu Á và châu Âu. Ngoài những thành viên tham gia trực tiếp, hội nghị cũng được kết nối trực tuyến với hơn 400 người trên toàn thế giới.

Đây là lần thứ 2 GMAP tổ chức tại châu Á và lần đầu tiên diễn ra ở Việt Nam, nơi đang được công nhận là một trong những quốc gia hứa hẹn và hấp dẫn nhất trên thế giới với ưu thế dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và thị trường tiêu dùng nội địa không ngừng tăng nhanh.

"Mỗi ngày qua, chúng tôi vẫn tìm kiếm những người bán tiềm năng cho các nhà đầu tư quốc tế đang dành nhiều quan tâm thị trường Việt Nam nhưng họ bị thiếu thông tin", ông Sam Yoshida thông tin.

Theo chuyên gia Nhật Bản, từ sau dịch đến nay, khẩu vị đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế trong các thương vụ M&A không thay đổi quá lớn như mảng tiêu dùng nhanh, bán lẻ, sản xuất và chế biến thực phẩm, logistics, dịch vụ tài chính...

Tuy nhiên, đại dịch đang thúc đẩy mảng logistics trở thành mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư, trong đó có chuỗi cung ứng kho lạnh.

Ông Ivan Alver - đồng chủ tịch GMAP - cho biết dòng vốn từ châu Âu và Mỹ đang trở nên "năng động" hơn bao giờ hết. Khó khăn kinh tế, lạm phát ở châu Âu buộc các nhà đầu tư phải khẩn trương tìm kiếm thị trường bên ngoài, bảo toàn tài sản.

Năm nay những quốc gia đang có tốc độ tăng trưởng ấn tượng như Việt Nam được dành nhiều quan tâm.

"Tôi được biết có hai nhà đầu tư tại Thụy Sĩ muốn chuyển cơ sở hiện tại ở Trung Quốc sang Việt Nam. Họ cũng khảo sát và nhận thấy chất lượng hạ tầng, nhân sự ở Việt Nam đáp ứng được các tiêu chí cần thiết.

Xu hướng nhà đầu tư muốn tìm kiếm các nhà máy để M&A ở Việt Nam là rất rõ", ông Frederic De Boer - đồng sáng lập GMAP - nói thêm.

Tại hội nghị GMAP, các thảo luận cũng tập trung giúp nhà đầu tư có thêm hiểu biết về bối cảnh đầu tư, khung pháp lý và các lĩnh vực mới nổi của Việt Nam.

Theo tổ chức FiinGroup, trong 6 tháng đầu năm 2023, giá trị thị trường M&A tại Việt Nam đạt khoảng gần 2,7 tỉ USD, giảm 54% so với cùng kỳ năm ngoái, số lượng giao dịch thành công cũng giảm gần một nửa cùng kỳ.

M&A lĩnh vực công nghệ số là mảng đầu tư đầy hứa hẹnM&A lĩnh vực công nghệ số lĩnh vực công nghệ số là mảng đầu tư đầy hứa hẹn

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, thúc đẩy tiềm năng cho M&A lĩnh vực công nghệ số trở thành mảng đầu tư đầy hứa hẹn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên