Phóng to |
Năm 2005 Vinashin đã đầu tư ồ ạt mở rộng các nhà máy đóng tàu, trở thành con nợ lớn. Trong ảnh: Nhà máy đóng tàu Hạ Long sau khi được mở rộng - Ảnh: Hoàng Phương |
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng tình hình Vinashin đang thật sự rất khó khăn. Dù vậy, mục tiêu phát triển một nền kinh tế biển mạnh của VN vào năm 2020 là không thay đổi và Vinashin là một phần trong chiến lược này.
Phát triển một ngành cơ khí và công nghiệp sửa chữa, đóng tàu là quyết tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân. Trong lúc này Đảng, Chính phủ, Nhà nước yêu cầu các bộ, ngành ủng hộ Vinashin nói riêng và phát triển ngành đóng tàu, kinh tế biển nói chung. Vinashin hiện nay sẽ được cơ cấu lại để hình thành một Vinashin mới hoạt động đúng ngành nghề, hiệu quả.
Để làm được điều này, theo ông Hùng, tùy thuộc vào chính tập đoàn, từ lãnh đạo, các đơn vị thành viên đến đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Tự thân Vinashin phải đứng lên vượt qua lúc khó khăn này. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định trong các nguyên nhân dẫn đến tình hình hiện nay tại Vinashin có cái là khuyết điểm, yếu kém và có cái do cá nhân sai phạm. Khuyết điểm, yếu kém thì phải rút kinh nghiệm, sửa chữa, học hỏi tìm cách khắc phục. Còn sai phạm thì phải xử lý nghiêm minh.
Trước đó, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo đến gần 200 cán bộ lãnh đạo đại diện các đơn vị trong toàn Tập đoàn Vinashin về chủ trương, giải pháp của Chính phủ để ổn định, phát triển tập đoàn. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ quyết định thành lập một ban chỉ đạo tái thiết tập đoàn do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng làm trưởng ban.
Ông Nguyễn Hồng Trường - thứ trưởng Bộ GTVT kiêm chủ tịch HĐQT Vinashin - đã báo cáo Phó thủ tướng và đoàn công tác Chính phủ về thực trạng của Vinashin. Để thực hiện kế hoạch nhằm từng bước phục hồi tập đoàn, lãnh đạo Vinashin đề nghị Chính phủ cấp đủ vốn điều lệ, giúp Vinashin giãn nợ đến năm 2012, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho Vinashin vay mới nhằm đủ thanh khoản hợp đồng và ổn định sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, Vinashin cũng đề nghị Chính phủ giúp đỡ trong việc đàm phán với các chủ nợ nước ngoài, cơ cấu lại nợ cũ và phát hành trái phiếu Chính phủ trong trường hợp cần thiết. Về phía mình, Vinashin sẽ phấn đấu đến năm 2013 ổn định để sau năm 2015 sẽ có lãi và phát triển bền vững.
Bà Trịnh Thị Hậu - tổng giám đốc Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy VN - cam kết trước Chính phủ sẽ cơ cấu lại các khoản vay, kiểm soát tốt dòng tiền. Theo bà Hậu, hai tuần qua tập đoàn và Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy VN đã thanh toán gần hết các khoản lương và bảo hiểm cho công nhân. Doanh nghiệp cũng dành khoảng 100 tỉ đồng trong tuần tới để hỗ trợ các đơn vị giải quyết khó khăn trước mắt và tiếp tục sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết bộ đã trình Chính phủ sẽ cấp đủ vốn điều lệ cho Vinashin. Còn các khoản khác sẽ tạo điều kiện cho Vinashin vay. Tuy nhiên, Bộ Tài chính yêu cầu Vinashin phải có những báo cáo khách quan, trung thực, phản ánh đúng thực tế. Đồng thời, Vinashin phải có kế hoạch hết sức chi tiết mới có thể hoàn thành mục tiêu trả nợ 13.000 tỉ đồng trên tổng số nợ 57.000 tỉ đồng vào năm 2013.
__________
Tin bài liên quan:
Công bố quyết định đình chỉ chức vụ ông Phạm Thanh BìnhĐình chỉ chức vụ ông Phạm Thanh BìnhĐã có văn bản thông báo với Bộ Công anQuản lý tài chính yếu kém, nhiều tổng công ty thua lỗSuy nghĩ về sự phát triển dựa trên các tập đoànVinashin: cơ chế "độc nhất vô nhị” Kiểm điểm, xử lý kỷ luật chủ tịch HĐQT Vinashin Bài học Vinashin: Xem lại cơ chế giám sát các tập đoàn Tái cơ cấu để sửa chữa 3 năm sau Vinashin hết khó khăn Vinashin nợ hơn 80.000 tỉ đồngVinashin vẫn phải trả khoản nợ nước ngoàiVinashin đứng trước nguy cơ phá sảnBắt nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình2/3 đội tàu của Vinashin không chạy được
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận