Vụ Vinashin: Xử lý nghiêm các cá nhân có sai phạm
Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cho biết được sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã khởi tố, tiến hành bắt tạm giam, khám xét đối với ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc bắt, khám xét được tiến hành theo đúng trình tự của pháp luật. Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ mức độ sai phạm của ông Phạm Thanh Bình để xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan An ninh điều tra đã thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc của ông Phạm Thanh Bình tại trụ sở Vinashin ở 172 Ngọc Khánh, nơi đăng ký thường trú của ông Phạm Thanh Bình tại số 10 Ngô Văn Sở, một căn hộ chung cư tại 17T6 Trung Hòa - Nhân Chính và một căn biệt thự ở khu vực Cầu Diễn, huyện Từ Liêm.
Phóng to |
Ông Phạm Thanh Bình khi còn tại vị - Ảnh: Cầm Văn Kình |
Phóng to |
Ông Phạm Thanh Bình, nguyên “thuyền trưởng” của con tàu Vinashin - Ảnh: C.V.K. |
Phóng to |
Nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình - Ảnh tư liệu |
Ông Phạm Thanh Bình sinh năm 1953 ở Thới Bình - Cà Mau - Minh Hải (nay thuộc Cà Mau), quê ở An Dương - Hải Phòng. Vào Đảng ngày 9-4-1990, được tuyển dụng ngày 14-5-1977, trình độ văn hoá 10/10, trình độ chuyên môn kỹ sư vỏ tàu. Quá trình công tác, ông Bình được đánh giá là người thăng tiến nhanh và gặp nhiều thuận lợi.
Phóng to |
Lực lượng công an, dân phòng cấm đường thực hiện lệnh khám xét nhà ông Phạm Thanh Bình - Ảnh M.Q |
Phóng to |
Nhà số 10 Ngô Văn Sở của ông Phạm Thanh Bình - Ảnh M.Q |
Ngày 13-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin của ông Phạm Thanh Bình để kiểm điểm trách nhiệm và phục vụ công tác thanh tra, điều tra, làm rõ các sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Thủ tướng cũng quyết định phân công ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Phạm Thanh Bình - bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) - trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Vinashin. Kết quả kiểm tra cho thấy ông Phạm Thanh Bình đã thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Vinashin gây hậu quả nghiêm trọng khiến Vinashin bên bờ vực phá sản. Trong những năm qua, tập đoàn đã báo cáo không trung thực với Chính phủ tình hình tài chính của doanh nghiệp; thành lập quá nhiều công ty con (gần 200) không đủ năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư dàn trải ra nhiều lĩnh vực ngoài ngành công nghiệp tàu thủy; đầu tư mua nhiều tàu biển cũ, gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước; vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước về lập, phê duyệt, đấu thầu các dự án; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán. Bộ máy quản lý vốn nhà nước tại nhiều đơn vị thuộc tập đoàn thiếu năng lực. Ông Phạm Thanh Bình còn bổ nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn của Nhà nước, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trái quy định của Đảng và Nhà nước. Những sai phạm của ông Phạm Thanh Bình trong huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn của Nhà nước là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán, đến nay nợ quá hạn và đến hạn không có khả năng thanh toán lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng, hơn 5.000 lao động không có việc làm; các khoản nợ lương và bảo hiểm xã hội lên đến 234 tỉ đồng. Vi phạm của ông Phạm Thanh Bình đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật. Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với ông Bình. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Chính phủ xem xét trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan đối với những vi phạm của Tập đoàn Vinashin; chỉ đạo các ngành chức năng (thanh tra, kiểm toán, tài chính, ngân hàng) đánh giá toàn diện, đúng thực chất đối với Vinashin, từ đó rút kinh nghiệm đối với các tập đoàn khác trong những quyết định chủ trương đầu tư, quyết định xây dựng các công trình từ Hải Hà (Quảng Ninh) đến Cà Mau; có cơ chế đặc thù về tổ chức, hoạt động của các tập đoàn kinh tế, nhất là cơ chế thẩm định việc huy động, sử dụng vốn đầu tư ưu đãi của Nhà nước. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Công bố quyết định đình chỉ chức vụ ông Phạm Thanh BìnhĐình chỉ chức vụ ông Phạm Thanh BìnhĐã có văn bản thông báo với Bộ Công anQuản lý tài chính yếu kém, nhiều tổng công ty thua lỗSuy nghĩ về sự phát triển dựa trên các tập đoànVinashin: cơ chế "độc nhất vô nhị” Kiểm điểm, xử lý kỷ luật chủ tịch HĐQT Vinashin Bài học Vinashin: Xem lại cơ chế giám sát các tập đoàn Tái cơ cấu để sửa chữa 3 năm sau Vinashin hết khó khăn Vinashin nợ hơn 80.000 tỉ đồngVinashin vẫn phải trả khoản nợ nước ngoài
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận