Thứ 3, ngày 19 tháng 1 năm 2021
Vì sao Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm trước, chất vấn sau?
TTO - Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp thứ 6, sau đó mới tiến hành chất vấn, theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc là để đảm bảo công bằng.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì họp báo chiều 18-10 - Ảnh: LÊ KIÊN
Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV do Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo tại họp báo quốc tế chiều 18-10, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn sẽ được tiến hành ngay những ngày đầu kỳ họp.
Từ chiều ngày 24-10, Quốc hội sẽ tiến hành các bước để lấy phiếu tín nhiệm 48 người gồm các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các thành viên Chính phủ (trừ tân bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông); Phó chủ tịch nước; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Sau đó, từ ngày 30-10, Quốc hội sẽ dành trọn 3 ngày để chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội đối với các thành viên Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao...
"Các đại biểu Quốc hội sẽ tập trung chất vấn những việc chưa làm được theo nghị quyết, những lời hứa chưa thực hiện được, đề nghị trả lời rõ là tại sao chưa làm được, khi nào làm được… Đại biểu hỏi đến người nào thì người đó sẽ trả lời theo nội dung câu hỏi", ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Trả lời câu hỏi tại sao tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm trước khi chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao…, Tổng thư ký Quốc hội cho rằng làm như vậy để đảm bảo công tâm, công bằng.
"Bởi có thể đại biểu Quốc hội chỉ chất vấn một số người thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm, còn những người khác thì không bị chất vấn, như vậy nếu chất vấn trước thì có thể tác động không công bằng", ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
* Báo Lao Động: Gần đây lãnh đạo văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội một số tỉnh có nhận được tin nhắn đòi 100 triệu đồng, việc này lãnh đạo Văn phòng Quốc hội có nhận được thông tin không và có đề nghị Bộ Công an làm rõ không?
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Sau khi nhận được thông tin từ báo chí, tôi đã yêu cầu các văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội báo cáo, và tôi đã có văn bản đề nghị Bộ Công an vào cuộc.
Điều đáng nói là thông tin đòi chuyển tiền lại đưa ra cả địa chỉ cụ thể, thậm chí tin nhắn còn nhắn cho cả một số lãnh đạo đoàn đã nghỉ hưu.
-
TTO - Nghe nơi này có băng, nơi kia có tuyết, nhiều người thích thú, tò mò, rủ nhau đi trải nghiệm, chụp ảnh đăng lên mạng. Và nhiều người khác nhảy vào 'ném đá', bảo có gì đáng háo hức khi người dân địa phương bị chết mất trâu bò, hư hết hoa màu...
-
TTO - 'Tụi em học hệ vừa học vừa làm, học ban đêm, ban ngày đi làm. Thấy tuyển dụng nhân viên siêu thị gần trường nên rủ nhau cùng đi phỏng vấn', Nhi (18 tuổi) kể.
-
TTO - Đồi Capitol bị phong tỏa 'nội bất xuất, ngoại bất nhập'. Vệ binh quốc gia đang diễn tập an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden được yêu cầu tìm chỗ trú ẩn tại chỗ sau khi có khói đen bốc lên gần khu vực đặt tòa nhà Quốc hội.
-
TTO - Ngoài việc khởi tố thêm bị can, vụ án đã được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an rút lên để điều tra, mở rộng xem xét và lấy lời khai nhiều cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Dương.
-
TTO - Hội nghị Trung ương 15 (khóa XII) đã thông qua danh sách đề cử 'trường hợp đặc biệt' và chức danh 'tứ trụ', hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, kết thúc sớm hơn 1,5 ngày so với dự kiến.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận