Thứ 5, ngày 19 tháng 5 năm 2022
Vì sao nhiều người phải khai lại thông tin cấp căn cước công dân gắn chip?
TTO - Dù đã làm thủ tục cấp căn cước công dân gắn chip nhiều tháng trước, đến nay nhiều người dân ở Hà Nội bất ngờ khi phải đến công an sở tại khai lại thông tin vì bị sai lệch.

Công an Hà Nội cấp căn cước công dân cho người dân - Ảnh: DANH TRỌNG
Sáng 19-11, chị N.T.P. (40 tuổi, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) cho biết gia đình chị làm căn cước công dân (CCCD) gắn chip từ đầu tháng 4 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được.
Đến giữa tháng 9, cán bộ Công an phường Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng) nơi chị đăng ký hộ khẩu thường trú gọi điện thông báo chị đến trụ sở để khai lại thông tin làm căn cước.
"Khi đến phường, cán bộ công an thông báo hồ sơ làm CCCD của tôi chưa có dữ liệu trên hệ thống vì bị sai lệch thông tin. Tuy nhiên trước đó khi làm thủ tục tôi đã kiểm tra rất kỹ thông tin ở tờ khai. Cảnh sát quản lý hành chính cũng đối chiếu và xác nhận thông tin của tôi là chuẩn xác", chị P. nói và cho hay khác với lần đầu làm thủ tục, lần này chị chỉ phải khai thông tin, không phải lăn dấu vân tay và chụp ảnh.
Tương tự, chị N.D. (35 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết chị vừa phải đến trụ sở công an phường để làm lại thủ tục cấp CCCD gắn chip.
Theo chị D., hồi tháng 4, chị đi làm thủ tục cấp thẻ căn cước theo thông báo của công an quận. Thời điểm đó, Công an phường Đại Kim đã hoàn tất việc thu nhận hồ sơ và chị đăng ký nhận CCCD qua bưu điện.
"Tuy nhiên đến đầu tháng 11, công an phường lại thông báo là dữ liệu làm thẻ của tôi bị trùng vân tay nên tôi đã phải đến công an phường để lăn vân tay làm CCCD", chị D. cho hay.
Chiều cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Công an TP Hà Nội khẳng định không có chuyện thất lạc hay mất dữ liệu cấp CCCD gắn chip của người dân đã từng làm hồ sơ.
"Nhiều người dân được công an khu vực thông báo đi khai báo lại thông tin làm CCCD vì có thông tin bị sai lệch như tên tuổi, địa chỉ, ngày tháng năm sinh. Thậm chí một dấu chấm, dấu phẩy hay sai "L" với "N" hệ thống cũng không nhận. Vì vậy cảnh sát phải mời công dân đến xác minh lại thông tin nhằm đảm bảo sự chính xác tuyệt đối", vị lãnh đạo nói.
Theo vị lãnh đạo Công an TP Hà Nội, hiện nay khó khăn lớn nhất là những người liên tục thay đổi nơi cư trú, tạm trú.
Thời điểm làm CCCD, nếu một người tạm trú ở một phường, thường trú ở một phường, khi dữ liệu nhập lên hệ thống, người đó lại chuyển đi nơi khác thì dữ liệu của công an phường nơi người này thường trú sẽ không khớp và hệ thống không nhận. Vì vậy cảnh sát sẽ mời công dân đó đến khai báo, xác nhận lại thông tin.
Theo Công an Hà Nội, người dân làm thẻ CCCD vào thời điểm này rất có lợi vì sau đó mỗi người sẽ có một mã số định danh cá nhân và mã QR riêng. Trên căn cước cũng tích hợp nhiều thông tin giúp người dân giảm thiểu các loại giấy tờ khi giao dịch.
-
TTO - Trận bán kết thứ nhất môn bóng đá nam SEA Games 31 giữa U23 Thái Lan và U23 Indonesia đã bắt đầu. Mời bạn đọc theo dõi trực tuyến.
-
TTO - Vừa lắp đặt được 4 ngày, nửa số phao trên các cây cầu qua sông Hồng do nhóm tình nguyện của anh Nguyễn Ngọc Khánh thực hiện đã biến mất.
-
TTO - Tính đến 16h ngày 19-5, đoàn thể thao Việt Nam đã đoạt 138 HCV, 84 HCB và 76 HCĐ, tiếp tục dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương.
-
TTO - Sự cố VĐV Lò Thị Thanh của tuyển điền kinh Việt Nam bị tước HCB nội dung chạy 10.000m nữ vì mang giày sai quy định đã gây ra nhiều tranh cãi.
-
TTO - Nhờ làm căn cước công dân, một phụ nữ ở xã Hoài Châu Bắc (thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đã tìm được thông tin của người chị em sinh đôi thất lạc từ năm 1975.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận