Nhân viên pháp y đang rà soát một khu nhà ở Bỉ trong cuộc truy quét trùm khủng bố Paris Salah Abdeslam - Ảnh:CNN |
Lý giải nguyên nhân này, hãng tin CNN đưa kết quả điều tra cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Trong đó, có việc giới chức Bỉ không có giải pháp hiệu quả ngăn chặn công dân trẻ nước này sang Syria và Iraq để gia nhập IS, cũng như không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu việc IS tuyên truyền tư tưởng thánh chiến, liên tục tuyển dụng thành viên ở quốc gia này.
Thêm vào đó, nhiều người dân Bỉ cáo buộc đang có nạn phân biệt đối xử đối với những công dân trẻ là người Bỉ gốc nước ngoài. Những điều trên đã biến Bỉ trở thành vùng đất sinh sôi nhiều thành phần thánh chiến.
Môi trường thuận lợi cho tư tưởng thánh chiến
Theo nguồn tin từ cảnh sát Bỉ, ngay khi phát hiện dấu vết của nghi can khủng bố chính ở Paris Salah Abdeslam, săn lùng và cuối cùng bắt giữ sống được tên trùm khủng bố này hôm 18-3 nhưng giới chức Bỉ vẫn không hay biết bất kỳ âm mưu khủng bố nào đã được lên kế hoạch.
Bỉ vẫn đang trong tình trạng cảnh giác và lo sợ, mức độ báo động ở đất nước này vẫn đang ở mức nghiêm trọng. Các lực lượng an ninh đang cảnh báo nguy cơ rất cao của một cuộc tấn công mới.
Hãng tin CNN cho biết quận Melenbeek ở Brussel là một trong những nơi được xem là môi trường thuận lợi cho tư tưởng thánh chiến đầy bạo lực manh nha và sinh sôi.
Cụ thể, nhiều tháng sau các cuộc tấn công khủng bố ở Paris, Pháp làm hàng trăm người thiệt mạng, nhiều người cho biết họ đã nhận được tin nhắn qua điện thoại, đe dọa từ những kẻ cực đoan tự xưng. Những kẻ cực đoan này cảnh báo người nhận tin nhắn không được kể với truyền thông.
Giới chức Bỉ không thể khống chế được số tay súng thánh chiến đổ vào quốc gia này. Họ có lẽ cũng đang lo sợ các tay súng thánh chiến sẽ tổ chức thêm một cuộc tấn công kiểu Paris trở lại châu Âu.
Thêm vào đó, Bỉ là quốc gia có nhiều tay súng đến Syria nhất khu vực châu Âu. Các chuyên gia an ninh cho biết có khoảng 500 người, cả phụ nữ lẫn đàn ông đã rời Bỉ đến Syria và Iraq từ năm 2012 đến nay.
Cùng lúc, đã có hơn 100 người Bỉ đã trở về nước từ vùng đất của Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Song, giới chuyên gia cũng thừa nhận những con số trên đây chỉ là tương đối, không một ai biết chính xác có bao nhiêu người phương Tây đã đến tham gia IS và bao nhiêu người trong đó trở về quê nhà để thực hiện âm mưu tấn công khủng bố của tổ chức này.
IS đang tuyển thành viên mới
Bộ trưởng nội vụ Bỉ Jan Jambon cho biết công tác chống lại các mối đe dọa khủng bố của lực lượng an ninh Bỉ đang có hiệu quả nhất định.
Song, ông Jambon cũng thừa nhận các chân rết tuyển dụng của IS vẫn đang vận dụng hết công suất tuyển dụng thành viên mới ngay tại Bỉ, quốc gia vừa trải qua cơn rúng động "đánh bom tự sát” làm 35 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
“Việc tuyển dụng của IS vẫn đang tiếp diễn. Rất khó phát hiện kẻ nào đang làm việc này vì chúng rút vào hoạt động trong vòng bí mật” - ông Jambon thừa nhận.
Bộ trưởng Jambon vẫn khẳng định chính phủ Bỉ đang làm hết sức để ngăn chặn thanh niên nước này rời đất nước. Song, ông cũng thừa nhận là họ vẫn làm chưa đủ mạnh để ngăn chặn hiện tượng này.
Giám đốc trung tâm giải trừ tình trạng cực đoan ở Brussel Montasser Al De'emeh cho rằng chính phủ Bỉ cần làm nhiều hơn để ngăn chặn công dân trẻ của nước này gia nhập thánh chiến. Ông khuyến cáo giới chức năng không thể ngăn chặn người dân Bỉ rời đất nước bằng vũ lực.
Bởi, đã có những người bị cấm đoán, bị bỏ tù nhưng sau 8 năm được thả, họ vẫn xoay sở để đến với IS. Thay vào đó, ông Al De’emeh đề xuất chính phủ Bỉ hãy chú trọng hỗ trợ thanh niên trẻ nước này xây dựng tương lai, giúp họ hiểu được họ thật sự là ai.
Chính quyền nhắm mắt làm ngơ
Công dân Bỉ Geraldine Henneghien cho biết con trai Anis của bà là một trong những người bị IS chiêu dụ hồi năm 2014. Anis đã bị sát hại ở Syria chỉ một năm sau khi gia nhập IS, khi vừa tròn 19 tuổi.
Bà Henneghien cũng nói rằng bà từng báo với nhà chức trách về việc con trai bà đến Syria nhằm kêu gọi sự hỗ trợ của cảnh sát ngăn chặn Anis rời Bỉ. Song, lời kêu gọi của người mẹ này không được giới chức năng để tâm.
“Hai tuần trước khi nó đi, tôi đã đến báo cảnh sát nhưng họ không làm gì cả. Họ còn nói rằng: con trai của bà không còn là đứa trẻ vì thế chúng tôi không thể làm được gì. Anh ta được phép đi bất cứ nơi nào mà anh ta muốn, bất cứ lúc nào mà anh ta cần”- bà Henneghien cho biết.
Một công dân Bỉ khác là Ali cho biết anh có hai anh trai đã gia nhập nhóm Hồi giáo cực đoan Sharia4Belgium. Hai người này đã đến Syria và một người đã bị giết ngay trong vùng đất của IS, người kia trở về Bỉ và đang ngồi tù.
Ali cho rằng chính sự phân biệt đối xử và “thiếu cơ hội” cho những người trẻ có gốc nước ngoài khẳng định mình ở Bỉ đã khiến nhiều thanh niên trẻ đi vào con đường sai lệch.
Những người này không có cảm giác được chấp nhận ngay trên chính đất nước Bỉ. Và, các chân rết tuyển dụng của IS đã lợi dụng điều này để chiêu dụ họ.
“Nhà nước Bỉ từ chối trẻ em và người trẻ. Họ nói rằng tất cả những người này là người nước ngoài, tại sao chúng ta phải tạo việc làm cho họ? Họ luôn ghét chúng tôi và nói rằng chúng tôi không có bất kỳ lợi ích nào.
Chính vì thế, khi những người trẻ chứng kiến những diễn biến ở Syria, họ nghĩ rằng mình sẽ có ích khi đến đó” - Ali giải thích.
Ali còn cho rằng các cơ quan an ninh của Bỉ đang “nhắm mắt làm ngơ” để người những người Bỉ gốc nước ngoài đến Syria, như một cách để tẩy trừ họ. “Họ muốn tẩy chay những thanh niên trẻ này bằng cách để họ đi” - Ali cáo buộc.
Công dân Bỉ Anis bị sát hại ở Syria nặm sau khi được IS tuyển dụng năm 2014 - Ảnh: CNN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận