Dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thành phố Uông Bí - Ảnh: T.N.G
Chiến lược kinh tế biển
Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục thực hiện tốt chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả các ngành kinh tế biển.
Theo định hướng, sẽ có 6 ngành kinh tế biển được xác định theo thứ tự ưu tiên. Đó là: du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác hải sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.
Trong đó, vùng kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng và miền Bắc sẽ tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao và khu dịch vụ cảng biển, công nghiệp. Đây sẽ là mũi nhọn trọng điểm thu hút hàng tỉ USD của các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước đến phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, đẩy mạnh phát triển giao thương, sản xuất.
Khu kinh tế ven biển Quảng Yên
Khu kinh tế ven biển Quảng Yên nằm trên địa bàn 5 phường: Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung và Trưng Vương (TP Uông Bí) và 8 xã, phường: Đông Mai, Minh Thành, Sông Khoai, Cộng Hòa, Hiệp Hòa, Yên Giang, Tân An và Hoàng Tân (thị xã Quảng Yên).
Theo đó, khu kinh tế ven biển Quảng Yên được định hướng phát triển thành khu kinh tế đa ngành giai đoạn 2020 - 2035, hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hậu cần cảng và đô thị hiện đại của tỉnh Quảng Ninh và khu vực đồng bằng sông Hồng.
Khu kinh tế ven biển Quảng Yên sẽ thu hút hàng loạt các tập đoàn lớn trong và ngoài nước - Ảnh: T.N.G
Khu kinh tế ven biển Quảng Yên có tổng diện tích 13.303ha, được quy hoạch làm hai phân khu chính gồm khu phức hợp đô thị, công nghiệp công nghệ cao có diện tích 6.403ha và khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm nhà Mạc diện tích 6.899ha.
Mục tiêu phát triển chủ yếu của khu kinh tế ven biển Quảng Yên nhằm khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các khu kinh tế ven biển như Vân Đồn, Đình Vũ - Cát Hải, Thái Bình.
Thực tế những năm qua, phát triển kinh tế biển đã và đang mang lại cho quốc gia có chiến lược bài bản với tầm nhìn dài hạn, lợi ích lớn. Theo báo cáo The EU Blue Economy Report 2020, năm 2018 kinh tế biển mang lại cho Liên minh Châu Âu 218 tỉ Euro tăng trưởng giá trị gia tăng (GVA), với lợi nhuận là 94 tỉ Euro.
Còn tại Mỹ, báo cáo năm 2020, năm 2017, kinh tế biển mang lại cho Mỹ 318 tỉ USD trong GDP. Bên cạnh phát triển các ngành kinh tế biển chính để phục vụ phát triển kinh tế đất nước, các quốc gia lớn đều đang có những chiến lược biển để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.
Thành phố Rotterdam, Hà Lan là khu kinh tế ven biển lớn nhất Châu Âu - Ảnh: T.N.G
Singapore phát triển khu kinh tế ven biển thành trung tâm giao thương lớn nhất châu Á - Ảnh: T.N.G
Thành phố cảng Thượng Hải với sông Hoàng Phố là trung tâm kinh tế phát triển bậc nhất Trung Quốc - Ảnh: T.N.G
Thành phố Uông Bí tương lai với nền kinh tế trọng điểm ven biển với sự phát triển của sông Uông - Ảnh: T.N.G
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận