07/06/2024 14:55 GMT+7

Trồng mới, xử lý cây xanh chết khô trên đường ở TP.HCM

Hàng loạt cây xanh chết khô, trơ cành tại các tuyến đường ở TP.HCM được đơn vị quản lý cắt bỏ, trồng cây mới thay thế.

Nhân viên Công ty Công viên cây xanh cưa bỏ, bứng gốc một cây lớn chết khô trên đường Phạm Văn Đồng - Ảnh: TIẾN QUỐC

Nhân viên Công ty Công viên cây xanh cưa bỏ, bứng gốc một cây lớn chết khô trên đường Phạm Văn Đồng - Ảnh: TIẾN QUỐC

Ngày 7-6, nhiều cây chết khô lâu ngày tại tuyến đường Phạm Văn Đồng (TP Thủ Đức) đang được nhân viên Công ty Công viên cây xanh cưa bỏ, bứng gốc để thay thế bằng cây mới.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, các cây xanh chết trên đường này phần lớn đã bị héo khô hoàn toàn, có đường kính gốc 30-40cm, cao 4-5m. Cạnh đó, dọc đường này cũng rải rác nhiều cây đang có dấu hiệu héo úa lá, phần tán cây trụi lá.

Chứng kiến nhiều cây xanh đã trưởng thành bất ngờ bị héo dần rồi chết khô, nhiều người dân bày tỏ sự tiếc nuối. Anh Văn Hùng (32 tuổi, ngụ Thủ Đức) bày tỏ: "Các cây xanh chết dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng hầu như đã trưởng thành, thân cây bự và đã tỏa được bóng mát, chết trơ cành như vậy thật sự đáng tiếc".

Tương tự, dọc hai bên tuyến đường Lương Ngọc Quyến (phường 5, quận Gò Vấp), khoảng 35 cây xanh chết khô và có dấu hiệu héo úa cao hơn 2m, thân cây khẳng khiu, vỏ cây khô tróc đã được nhổ bỏ, trồng cây mới thay thế. Theo quan sát, loại cây được trồng mới thay thế là cây me xanh có chiều cao khoảng 1m, được cố định gốc bằng các thanh gỗ nhỏ tránh đổ ngã.

Tổng số lượng cây chết héo khô phải nhỏ bỏ và trồng mới tại hai tuyến đường kể trên lên tới khoảng 40 cây, kích thước lớn nhỏ đủ loại.

Cây xanh chết khô hàng loạt do... chịu nhiệt kém

Chiều 6-6, tại họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM, ông Lê Văn Tấn - trưởng phòng công viên cây xanh, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (thuộc Sở Xây dựng) - thông tin về nguyên nhân hàng loạt cây xanh trên địa bàn quận Bình Tân chết khô thời gian qua.

Theo trung tâm, những cây xanh chết khô trên đường Trần Văn Giàu là cây long não. Từ cuối năm 2023 đến nay, đơn vị được trung tâm giao chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh là Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh, ghi nhận tình trạng một số cây long não dần sinh trưởng kém, xuống lá và chết.

Về nguyên nhân, theo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, chủng loại long não có nhược điểm là tính chịu hạn, chịu nhiệt kém.

Trong khi đó, địa bàn TP vừa trải qua đợt nắng nóng gay gắt. Riêng với tuyến đường Trần Văn Giàu là khu vực lượng xe cộ tải trọng rất lớn đi lại nên bức xạ nhiệt rất cao, ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.

Các cây xanh chết trên tuyến đường này phần lớn đã bị héo khô hoàn toàn, có đường kính gốc 30-40cm, cao 4-5m - Ảnh: TIẾN QUỐC

Các cây xanh chết trên tuyến đường này phần lớn đã bị héo khô hoàn toàn, có đường kính gốc 30-40cm, cao 4-5m - Ảnh: TIẾN QUỐC

Cây lớn chết để khô lâu ngày sẽ có nguy cơ đổ gãy, gây nguy hiểm cho người đi đường - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Cây lớn chết để khô lâu ngày sẽ có nguy cơ đổ gãy, gây nguy hiểm cho người đi đường - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Cạnh đó, rải rác dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng cũng xuất hiện cây xanh đang có dấu hiệu lá héo úa - Ảnh: TIẾN QUỐC

Cạnh đó, rải rác dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng cũng xuất hiện cây xanh đang có dấu hiệu lá héo úa - Ảnh: TIẾN QUỐC

Dọc hai bên tuyến đường Lương Ngọc Quyến (phường 5, quận Gò Vấp), khoảng 35 cây xanh chết khô và có dấu hiệu héo úa đã được trồng cây mới thay thế - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Dọc hai bên tuyến đường Lương Ngọc Quyến (phường 5, quận Gò Vấp), khoảng 35 cây xanh chết khô và có dấu hiệu héo úa đã được trồng cây mới thay thế - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Sở Xây dựng TP.HCM: Cây xanh chết khô hàng loạt do... chịu nhiệt kémSở Xây dựng TP.HCM: Cây xanh chết khô hàng loạt do... chịu nhiệt kém

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, tính chịu nhiệt kém và đợt nắng nóng kéo dài khiến hàng loạt cây xanh trên địa bàn quận Bình Tân chết khô.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên