Thứ 6, ngày 26 tháng 2 năm 2021
Trốn truy nã 3 năm, sợ COVID-19 nên về nước đầu thú?
TTO - Sợ lây nhiễm virus từ dịch COVID-19, một bị can quê ở Nghệ An trốn truy nã ở Trung Quốc đã quay về nước đầu thú.

Bị can Lương Văn Tú tại cơ quan công an - Ảnh: H.LAM
Ngày 20-2, thông tin từ Công an huyện Tương Dương, Nghệ An, cho biết đơn vị này vừa tiếp nhận bị can Lương Văn Tú (27 tuổi, ngụ xã Yên Na, huyện Tương Dương) đến đầu thú sau hơn 3 năm bỏ trốn về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Theo tài liệu của công an, năm 2016 Tú và Đặng Dân Oanh (27 tuổi, ngụ xã Yên Hòa, huyện Tương Dương) thiết lập một tụ điểm mua bán trái phép chất ma túy chuyên bán lẻ cho các con nghiện trên địa bàn.
Khi Công an huyện Tương Dương triệt phá ổ nhóm bán lẻ ma túy này thì Tú và Oanh lợi dụng địa hình hiểm trở đã nhanh chân tẩu thoát. Đến tháng 11-2016, Oanh bị bắt giữ.
Cuối năm 2017, Công an huyện Tương Dương phát lệnh truy nã Tú về tội mua bán trái phép chất ma túy để phục vụ công tác điều tra.
Nhiều lần công an tổ chức truy tìm, vận động người thân thuyết phục Tú về đầu thú nhưng không có kết quả. Vừa qua, Tú đến Công an huyện Tương Dương xin đầu thú.
Theo khai nhận của đối tượng, khi biết công an phát lệnh truy nã, Tú bỏ trốn sang Trung Quốc, cắt đứt liên lạc với gia đình. Do sợ quá trình trốn truy nã có thể bị nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona nên Tú quyết định về Việt Nam đầu thú.
-
TTO - Sáng nay 26-2, Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y tiến hành giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng vắc xin ngừa COVID-19 Nanocovax trên người.
-
TTO - Mỹ đã tiến hành cuộc không kích ở Syria ngày 25-2. Hai nguồn tin nói với Reuters rằng cuộc tấn công nhắm vào một cấu trúc thuộc nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn, nhằm phản ứng với các cuộc tấn công rocket nhắm vào phía Mỹ.
-
TTO - Chương trình Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin COVID-19 được phát động trên báo ngày 25-2-2021 tạo thêm một chiếc cầu nối để cộng đồng chung tay góp sức để người Việt Nam có thể được tiêm phòng sớm nhất.
-
TTO - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25-2 khẳng định hoạt động trên Biển Đông của các quốc gia cần phải đóng góp vào mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
-
TTO - 'Không hiểu con có bị ma nhập hay không mà nó lại hành xử như vậy?' - một phụ huynh bàng hoàng thốt lên sau khi kể câu chuyện con mình hành xử với bà ngoại vì bà giằng điện thoại trong tay cháu để cháu tập trung ăn cơm.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận