07/07/2017 15:14 GMT+7

Triều Tiên: góc nhìn khác ngoài tên lửa, hạt nhân

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Trong khi các số liệu về sự phát triển của Triều Tiên là rất khó xác minh và chỉ mang tính ước lượng, những công trình to lớn là thước đo hữu hình nhất cho sự phát triển của đất nước này.

Toàn cảnh khu phức hợp Ryomyong (Bình Minh) vừa được khánh thành hồi tháng rồi. Toàn bộ khu phức hợp được ứng dụng các công nghệ xanh, sử dụng điện từ năng lượng mặt trời và địa nhiệt - Ảnh: CNN
Toàn cảnh khu phức hợp Ryomyong (Bình Minh) vừa được khánh thành hồi tháng rồi. Toàn bộ khu phức hợp được ứng dụng các công nghệ xanh, sử dụng điện từ năng lượng mặt trời và địa nhiệt - Ảnh: CNN

Sáu năm kể từ khi lên cầm quyền, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đưa đất nước của ông phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực.

Bộ mặt xã hội của Triều Tiên thay đổi nhanh chóng với những công trình xây dựng hiện đại, như khu phố Bình Minh ở Bình Nhưỡng mới đưa vào sử dụng gần đây là một ví dụ. Các khu vui chơi, trường học, trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi, chợ búa mọc lên ngày càng nhiều.

Thủ đô Bình Nhưỡng chuyển mình với những tòa nhà xanh, sử dụng năng lượng mặt trời. Theo báo Korea Times của Hàn Quốc, toàn bộ nguồn điện cung cấp cho phố Ryomyong sẽ được lấy từ năng lượng mặt trời và địa nhiệt

Tiến sĩ David Von Hippel, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Nautilus ở Berkeley (Mỹ), người đã dành hơn 20 năm nghiên cứu về cơ sở hạ tầng năng lượng của Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng đang nỗ lực tìm các nguồn năng lượng khác tạo ra điện.

Tính đến cuối năm 2014, hơn 100.000 hộ gia đình ở Triều Tiên đã mua pin năng lượng mặt trời để phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu trong gia đình. Sau 3 năm, con số này hiện nay có thể đã tăng lên đáng kể nhất là khi Triều Tiên đã tự sản xuất các tấm pin trong nước.

Các nhà máy thủy điện với sự trợ giúp của Trung Quốc bắt đầu được xây dựng, thắp sáng nhiều khu vực của Triều Tiên trên bản đồ thế giới về đêm.

Một khu chợ sầm uất đã mọc lên ngay trên vị trí 3 năm trước là một hồ nước lớn ở thành phố Nampo, cách Bình Nhưỡng khoảng 50km - Ảnh: Google Earth
Một khu chợ sầm uất đã mọc lên ngay trên vị trí 3 năm trước là một hồ nước lớn ở thành phố Nampo, cách Bình Nhưỡng khoảng 50km - Ảnh: Google Earth
Chợ búa được xây dựng tại thành phố Kaechon, tỉnh Pyongan Nam - Ảnh: Google Earth
Chợ búa được xây dựng tại thành phố Kaechon, tỉnh Pyongan Nam - Ảnh: Google Earth
Trung tâm thiếu nhi được đầu tư hiện đại hóa với sân bóng, hồ bơi và nhà thi đấu - Ảnh:  Google Earth
Trung tâm thiếu nhi được đầu tư hiện đại hóa với sân bóng, hồ bơi và nhà thi đấu - Ảnh: Google Earth

 

So sánh quy mô khu nghỉ dưỡng trượt tuyết năm 2008 và 2014, 3 năm sau khi ông Kim Jong Un lên cầm quyền. Nhà lãnh đạo Triều Tiên nổi tiếng với hình ảnh ngồi một mình trên cáp treo đến khu trượt tuyết - Ảnh:  Google Earth
So sánh quy mô khu nghỉ dưỡng trượt tuyết năm 2008 và 2014, 3 năm sau khi ông Kim Jong Un lên cầm quyền. Nhà lãnh đạo Triều Tiên nổi tiếng với hình ảnh ngồi một mình trên cáp treo đến khu trượt tuyết - Ảnh: Google Earth

 

Đường băng và các công trình mọc lên, khang trang hiện đại chỉ sau 2 năm xây dựng - Ảnh: Google Earth
Đường băng và các công trình mọc lên, khang trang hiện đại chỉ sau 2 năm xây dựng - Ảnh: Google Earth

 

Từ một khu vực trơ trọi vào năm 2012, 4 năm sau đó, trường học và trung tâm chăm sóc trẻ em mồ côi đã mọc lên tại một khu vực thuộc thành phố Wonsan, bờ đông Triều Tiên - Ảnh: Google Earth
Từ một khu vực trơ trọi vào năm 2012, 4 năm sau đó, trường học và trung tâm chăm sóc trẻ em mồ côi đã mọc lên tại một khu vực thuộc thành phố Wonsan, bờ đông Triều Tiên - Ảnh: Google Earth

 

Mặc dù được đánh giá là kém phát triển, Triều Tiên vẫn rất chú trọng đến việc tái tạo rừng. Trong ảnh: Một vườn ươm cây được xây dựng tại phía nam Bình Nhưỡng - Ảnh: Google Earth
Mặc dù được đánh giá là kém phát triển, Triều Tiên vẫn rất chú trọng đến việc tái tạo rừng. Trong ảnh: Một vườn ươm cây được xây dựng tại phía nam Bình Nhưỡng - Ảnh: Google Earth
Đập thủy điện trên sông Chongchon, phía tây Triều Tiên. Khoảng 60% sản lượng điện của Triều Tiên đến từ thủy điện. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này rất dễ bị ảnh hưởng nếu thiếu nước. Năm 2015, Triều Tiên đã trải qua đợt hạn hán được đánh giá là tồi tệ nhất trong lịch sử nước này trong vòng 1 thế kỷ - Ảnh: Google Earth
Đập thủy điện trên sông Chongchon, phía tây Triều Tiên. Khoảng 60% sản lượng điện của Triều Tiên đến từ thủy điện. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này rất dễ bị ảnh hưởng nếu thiếu nước. Năm 2015, Triều Tiên đã trải qua đợt hạn hán được đánh giá là tồi tệ nhất trong lịch sử nước này trong vòng 1 thế kỷ - Ảnh: Google Earth

Bất chấp các lệnh trừng phạt đơn phương và đa phương, Bình Nhưỡng vẫn kiên trì với chương trình hạt nhân-tên lửa của nước này. Số lần thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên dưới thời ông Kim Jong Un đã nhiều hơn tổng số lần được tiến hành dưới thời cha và ông nội của ông gộp lại.

Không thể phủ nhận Triều Tiên đã có những bước tiến đáng kể trong chương trình tên lửa của nước này. Giới quan sát nhận định, không sớm thì muộn Bình Nhưỡng sẽ có được thứ mà họ muốn: tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng vươn tới Mỹ. Vụ bắn thử tên lửa thành công vào ngày 4-7 cho thấy Triều Tiên đã tiến gần hơn đến mục tiêu này.

Nói như một số nhà quan sát, vũ khí hạt nhân là "kim bài miễn tử", tăng thêm sức nặng cho tiếng nói của Triều Tiên trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực.

Vị trí các trận địa pháo của Quân đội nhân dân Triều Tiên. Mật độ tập trung dày đặc ở khu vực biên giới liên Triều. Nhiều khả năng ở thời điểm hiện tại đã có sự thay đổi, với một số hệ thống tên lửa phòng không mới đưa vào trực chiến - Ảnh: NYT
Vị trí các trận địa pháo của Quân đội nhân dân Triều Tiên. Mật độ tập trung dày đặc ở khu vực biên giới liên Triều. Nhiều khả năng ở thời điểm hiện tại đã có sự thay đổi, với một số hệ thống tên lửa phòng không mới đưa vào trực chiến - Ảnh: NYT

 

Một trận địa phòng không xuất hiện sau một tháng ở ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng - Ảnh: Google Earth
Một trận địa phòng không xuất hiện sau một tháng ở ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng - Ảnh: Google Earth

 

Một trận địa phòng không khác ở ngoại ô Bình Nhưỡng - Ảnh: Google Earth

 

Căn cứ hải quân Sinpo bên bờ đông Triều Tiên đã mở rộng đáng kể quy mô kể từ năm 2016 - Ảnh: Google Earth
Căn cứ hải quân Sinpo bên bờ đông Triều Tiên đã mở rộng đáng kể quy mô kể từ năm 2016 - Ảnh: Google Earth

 

Toàn cảnh căn cứ hải quân Sinpo. Một tàu ngầm thế hệ mới có khả năng phóng tên lửa đạn đạo đang được phát triển tại căn cứ này - Ảnh: Google Earth
Toàn cảnh căn cứ hải quân Sinpo. Một tàu ngầm thế hệ mới có khả năng phóng tên lửa đạn đạo đang được phát triển tại căn cứ này - Ảnh: Google Earth
BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên