24/10/2024 11:46 GMT+7

Tránh bỡ ngỡ khi đi làm, cách nào?

MINH QUÂN
và 1 tác giả khác

Loay hoay trong thị trường làm việc nhiều cạnh tranh, sinh viên cần làm gì để không cảm thấy chênh vênh?

Tránh bỡ ngỡ khi đi làm, cách nào? - Ảnh 1.

Sinh viên chia sẻ ý kiến trước vấn đề "Thái độ hơn trình độ" đặt ra trên thị trường lao động hiện nay - Ảnh: MINH QUÂN

Câu hỏi gần như là mối quan tâm chung của nhiều sinh viên có mặt tại talkshow "Light your compass - Định vị chính mình để bật sáng ưu thế cạnh tranh" vừa diễn ra tại Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Chương trình do AIesec Việt Nam chi nhánh TP.HCM tổ chức với kỳ vọng chia sẻ phần nào các phương pháp giúp sinh viên mới ra trường có thể thích nghi với môi trường lao động vốn sôi động và đầy biến đổi hiện nay.

Trong bất cứ giai đoạn nào, thao tác đánh giá lại quá khứ luôn quyết định mức độ thành công trong tương lai. Chỉ có nhìn lại, bạn trẻ mới biết mình sai ở đâu, điểm gì cần điều chỉnh hay nên phát huy.

Thạc sĩ NGUYỄN PHƯƠNG HUỲNH

Theo thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực Vương Thị Huyền Nga (giám đốc nhân sự Mekong Capital), kiến thức, kỹ năng và thái độ vốn là bộ ba quyết định thành bại của người mới gia nhập thị trường lao động. Trong đó, thái độ ham học, chịu khó và cầu thị sẽ càng giúp sinh viên dễ thích ứng với môi trường làm việc mới và chuyên nghiệp.

Lời khuyên là những người có thành tích học tập nổi bật thường dễ mắc bệnh ngôi sao nên càng phải biết cách khiêm tốn, tôn trọng công sức của người khác.

Thạc sĩ Huyền Nga cho rằng trước khi lựa chọn ngành nghề, người trẻ nên xác định sứ mệnh phục vụ cộng đồng. Bởi đó là nền tảng để các bạn nỗ lực, kiên trì theo đuổi lý tưởng trong công việc, cũng để tránh tâm lý nhảy việc liên tục trong thời gian ngắn.

Lời khuyên tưởng cũ song không thừa chính là nếu muốn có một khởi đầu suôn sẻ, mỗi sinh viên cần dành thời gian tìm hiểu, lấy cảm hứng từ mọi vấn đề liên quan đến ngành nghề mình đã chọn.

Trong trường hợp không biết và không có nhiều thông tin về ngành nghề cứ trung thực và mạnh dạn nhờ các tiền bối giúp đỡ.

Ngoài ra, còn cần xác định tệp khách hàng cụ thể, tìm hiểu chính xác nhu cầu của họ sẽ giúp người mới đi làm dễ hình dung, thích nghi và nâng cao hiệu quả công việc.

Tiếp nối ý trên, thạc sĩ giáo dục Nguyễn Phương Huỳnh (giảng viên kỹ năng mềm Trường ĐH FPT tại TP.HCM) nói sinh viên cần xác định, phân biệt tư duy cố định và tư duy cởi mở để có một khởi đầu suôn sẻ. Từ đó hướng dẫn thực hành cách nghĩ tích cực "luôn có niềm tin vào bản thân mình".

Diễn giả này cho rằng cần có thời gian dài luyện tập để có được quá trình tư duy theo hướng cầu tiến. Chẳng hạn khi cảm thấy tuyệt vọng, hậm hực vì nhận lời phê bình của cấp trên, bạn thử thay đổi cách nhìn và xem đó là cơ hội giúp bản thân tiến bộ.

Các diễn giả cũng lưu ý sinh viên về công cụ tra cứu, chọn lọc thông tin trên thị trường lao động. Cần làm kỹ để tránh "lọt bẫy" lừa đảo tuyển dụng, có khi lâm cảnh nợ nần vì tham gia công việc yêu cầu ứng trước tiền túi.

Tránh bỡ ngỡ khi đi làm, cách nào? - Ảnh 2.Nhận 'gạch đá' khi ca ngợi cách làm việc 18 tiếng một ngày

Một giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp ở thành phố Bengaluru (Ấn Độ) đã chia sẻ chi tiết về ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng kéo dài 18 giờ của người đồng sáng lập trên trang LinkedIn cá nhân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên