Phóng to |
Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đáp xuống sân bay Yangon - Ảnh: Reuters |
Phóng to |
Một cô gái Myanmar tặng hoa cho Tổng thống Mỹ Barack Obama khi vừa xuống sân bay quốc tế Yangon sáng 19-11 - Ảnh: Reuters |
Phóng to |
Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton bắt tay các quan chức Myanmar - Ảnh: Reuters |
Dù ông chỉ ở đây sáu giờ, chuyến thăm vẫn mang ý nghĩa biểu tượng hết sức quan trọng về cam kết trở lại châu Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
“Chuyến thăm không phải là thể hiện sự tán thành với chính quyền này - Hãng tin AP dẫn lời ông Obama nói ở Thái Lan, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du ba nước Đông Nam Á của ông tối 18-11 - Đây là sự ghi nhận đã có tiến triển bên trong đất nước mà một năm rưỡi hay hai năm trước không ai đoán trước được”.
Tổng thống Obama đã có buổi hội đàm với Tổng thống Myanmar Thein Sein. Đánh giá về quá trình cải cách Myanmar tại buổi họp báo chung, Tổng thống Obama nói: “Tôi đã chia sẻ với ngài tổng thống rằng đây chỉ mới là những bước đi đầu tiên của một hành trình dài. Nhưng chúng tôi cho rằng quá trình cải cách dân chủ và kinh tế đang diễn ra ở Myanmar do ngài tổng thống khởi xướng có thể dẫn đến những cơ hội phát triển đáng kinh ngạc”.
Về phần mình, Tổng thống Thein Sein nói rằng quan hệ Mỹ và Myanmar sẽ tiếp tục phát triển “dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau. Trong cuộc thảo luận, chúng tôi cũng đạt được thỏa thuận về phát triển dân chủ ở Myanmar và thúc đẩy nhân quyền phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế”.
Phóng to |
Hàng ngàn người dân Myanmar, gồm cả trẻ em, vẫy cờ Myanmar và cờ Mỹ xếp hàng dài bên tuyến đường dẫn tới trụ sở quốc hội cũ ở Yangon. Một số người giương cao tấm bảng viết “Chúng tôi yêu Obama”. Tổng thống Obama không ghé thăm thủ đô Nay Pyi Taw.
Phóng to |
Trước đó, phát biểu từ Thái Lan, ông Obama nói ông không hề có ảo tưởng Myanmar đã làm xong những gì cần làm, nhưng nói Mỹ có thể đóng một vai trò quan trọng để giúp nước này không tụt lại quá khứ. Tuy nhiên, ông Obama cũng không bỏ qua tình hình căng thẳng ở Trung Đông, bất chấp những mối bận tâm ở châu Á. Từ Thái Lan, ông nói với các phóng viên ngày 18-11 rằng Israel có quyền tự vệ chống lại những vụ bắn tên lửa từ Gaza, nhưng cũng hối thúc Israel không tấn công trên bộ vào Gaza.
Sau Myanmar, ông Obama sẽ sang Campuchia trước khi trở về Washington vào sáng sớm 21-11. Tại Myanmar, Tổng thống Mỹ cũng sẽ gặp nhà hoạt động dân chủ Aung San Suu Kyi ở ngôi nhà mà bà bị quản thúc nhiều năm.
Từ Mỹ, Nhà Trắng ra một thông cáo nói tổng thống bày tỏ quan ngại về các căng thẳng sắc tộc đang diễn ra ở bang Rakhine (miền tây Myanmar), nơi hơn 110.000 người, hầu hết là những người Hồi giáo Rohingya, đã bị mất nhà cửa. Nhà Trắng nói ông Obama sẽ nêu ra vấn đề này với ông Thein Sein, cùng những đề nghị về việc thả các tù nhân chính trị trong quá trình chuyển đổi dân chủ ở nước này.
Tổng thống Mỹ cũng có bài phát biểu ở Đại học Rangoon, cái nôi phong trào cách mạng Myanmar đòi độc lập từ tay thực dân Anh và cũng là nơi khởi phát các cuộc biểu tình đòi dân chủ. Trường này từng bị chính quyền đóng cửa vào những năm 1990.
Bắt đầu chuyến công du châu Á ở Bangkok, ông Obama đã tới thăm chùa Wat Pho, cùng Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton thăm tượng Phật và vãn cảnh chùa. Sau đó ông có cuộc gặp nhà vua 84 tuổi đang đau yếu của Thái Lan Bhumibol Adulyadej, vốn sinh tại Mỹ, ở bệnh viện của ông. Nhà vua, nhà quân chủ trị vì lâu nhất còn sống trên toàn thế giới, ra đời ở Cambridge, Massachusetts và học tập ở châu Âu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận