Ống hút nhựa có 60 năm chiếm lĩnh cuộc sống của con người - Ảnh: wbur.org
Thói quen 60 năm
Không khó để bắt gặp ống hút nhựa tại các địa điểm ăn uống, hàng quán vỉa hè và những tiệm cà phê tại Việt Nam khi đây là vật dụng thường được phục vụ kèm với đồ uống để người tiêu dùng dễ dàng thưởng thức.
Không chỉ tại Việt Nam, từ lâu ống hút nhựa đã trở thành vật dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của con người ở nhiều quốc gia trên thế giới nhờ tính tiện lợi, bền và giá thành sản xuất rẻ.
Kể từ thập niên 1960, khi nền công nghiệp sản xuất nhựa đã bùng nổ, cơ sở hạ tầng để sản xuất hàng loạt ống hút nhựa được các tập đoàn đẩy mạnh với tốc độ ngày càng cao tại Mỹ. Tính đến nay, nhân loại đã trải qua 60 năm với thói quen dùng ống hút nhựa và khó có thể phủ nhận những ưu điểm về công năng, giá thành của ống hút nhựa.
Vấn đề ở đây là hầu hết ống hút nhựa đều bị thải đi và không được tái chế sau khi sử dụng, trong khi có thể mất từ 200-500 năm để phân hủy ra môi trường.
Giờ đây con người đã dần có ý thức về tác hại của ống hút nhựa, nhưng vì sự tiện lợi mà nhiều cá nhân vẫn còn muốn duy trì thói quen này, hoặc muốn cố gắng thay đổi nhưng lại chưa có giải pháp thay thế phù hợp.
Ống hút nhựa gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và đã được các tổ chức liên quan đến lĩnh vực môi trường trên thế giới báo động.
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày có hơn 2.000 tấn rác nhựa được thải ra biển và đại dương tại Việt Nam. Dù chưa có con số thống kê cụ thể về từng loại rác nhưng có thể hình dung trong khối lượng rác thải nhựa khổng lồ này, có không ít ống hút nhựa.
Đặc biệt, trong thời điểm giãn cách xã hội hiện tại do dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, nhu cầu đặt đồ ăn thức uống giao tận nhà tăng nhanh, dẫn đến rác nhựa dùng một lần từ các vật dụng ăn uống thải ra môi trường cũng vì thế mà chồng chất.
Khủng hoảng rác thải nhựa đang là vấn đề cấp bách, và việc giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần như ống hút nhựa sẽ góp phần giúp môi trường "nhẹ gánh" hơn.
Hành động vì môi trường
Để thay thế ống hút nhựa là điều không dễ dàng và cần đến thời gian để con người làm quen, thích ứng với những giải pháp thay thế mới, cũng như nhận ra được lợi ích lâu dài về môi trường. Những năm gần đây, các cơ quan ban ngành đã có những động thái cụ thể để kêu gọi người dân và cộng đồng thay đổi thói quen dùng đồ nhựa một lần.
Năm 2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phát động Phong trào Chống rác thải nhựa trên toàn quốc, đặt mục tiêu đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Nhiều sáng kiến hướng đến giảm rác thải nhựa được triển khai ở nhiều địa phương như thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam; phong trào ‘Chủ nhật xanh’ tại Huế, ‘Nói không với túi nilon’ tại Hội An - Cù Lao Chàm, Quảng Nam...
Dù vậy, nếu nhìn vào những con số thống kê đáng báo động về rác thải nhựa tại Việt Nam, chúng ta cần hành động quyết liệt và liên tục hơn nữa. Các phong trào chống rác thải nhựa cần được tích cực nhân rộng, lan tỏa và truyền thông đến nhiều đối tượng hơn.
Mỗi cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng của chính mình và giúp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho những người xung quanh. Và cộng hưởng cùng người tiêu dùng trong hành trình giảm nhựa sống xanh chính là các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Tại Việt Nam, Nestlé MILO là thương hiệu tiên phong áp dụng ống hút giấy cho toàn bộ sản phẩm uống liền, thay cho ống hút nhựa thông thường.
Nói về bước chuyển đổi này, ông Ali Abbas - giám đốc Ngành hàng MILO và sữa, Công ty Nestlé Việt Nam - cho biết: "Việc tạo dựng thói quen tiêu dùng mới gặp vô vàn thách thức. Dù vậy, đây là bước đi cần thiết để có được lợi ích chung lâu dài về môi trường, vì một Việt Nam năng động và xanh hơn".
Nestlé MILO ước tính việc sử dụng ống hút giấy giúp giảm đi gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm - Infographic: Nestlé MILO
Hiểu được những trở ngại của người tiêu dùng khi tiếp cận với giải pháp mới, Nestlé MILO đã đưa các khuyến nghị và hướng dẫn sử dụng ống hút giấy để mang đến trải nghiệm sản phẩm tốt nhất, đặc biệt là với trẻ em.
Bên cạnh đó, nhãn hàng còn thực hiện rất nhiều kiểm nghiệm về cảm quan và hương vị với ống hút giấy, cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mùi vị sản phẩm. Nếu có chăng đó là trải nghiệm sử dụng ống hút giấy còn khá mới mẻ, chưa quen thuộc như ống hút nhựa.
Thói quen dù tồn tại lâu đến mấy cũng cần tỉnh táo thay đổi nếu như sự thay đổi đó là cần thiết. Cân đo giữa sự tiện lợi trước mắt và lợi ích môi trường lâu dài, chúng ta sẽ thấy rằng ống hút nhựa - dù tiện lợi đến mấy - không nên là thứ mà chúng ta chọn sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Trong năm 2021, Nestlé MILO hưởng ứng chiến dịch "Nói không với ống hút nhựa" do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động. Nestlé MILO cũng là nhãn hàng sữa nước tiên phong tại Việt Nam chuyển đổi sử dụng ống hút giấy cho toàn bộ sản phẩm.
Ống hút giấy Nestlé MILO đạt chứng nhận 100% FSC giúp đảm bảo nguồn giấy được sử dụng đến từ những cánh rừng hợp pháp và được quản lý hiệu quả.
Theo kế hoạch, nhãn hàng sẽ hoàn thành chuyển đổi ít nhất 90% sản lượng sản xuất dùng ống hút giấy vào cuối năm 2021, và hoàn thành chuyển đổi 100% sang ống hút giấy vào tháng 05-2022.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận