TP.HCM đã có 98% trẻ từ 1 - 10 tuổi được tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi. Còn 6 quận huyện có tỉ lệ tiêm vắc xin sởi chưa đạt 95%.
Sau thời gian vắng bóng, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, ho gà, bạch hầu... đã ghi nhận tại nhiều địa phương trên cả nước.
Khi trạm y tế không có đủ danh sách thực tế trẻ sống trên địa bàn, việc mời trẻ ra tiêm không thể thực hiện được.
Vắc xin sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng do Nhà nước bảo đảm về số lượng, chủng loại phù hợp với nhu cầu hằng năm và được dự trữ trong 6 tháng.
Lần đầu tiên sau gần 1 năm chuẩn bị, từ quý 4 này tại 12 tỉnh thành, trẻ nhập học mầm non và tiểu học sẽ được kiểm tra tiền sử tiêm chủng.
UNICEF và WHO viện trợ 185.700 liều vắc xin 5 trong 1 dành cho trẻ em Việt Nam, giúp giải quyết tình trạng gián đoạn nguồn cung loại vắc xin này tại Việt Nam.
Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, TP.HCM sẽ cần hơn 1,7 triệu liều vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thủ tướng đã ký nghị quyết bố trí ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Báo Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với tiến sĩ Angela Pratt, trưởng đại diện WHO tại Việt Nam.
Hiện nay phần lớn cơ sở y tế thiếu nhiều loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Các cơ sở y tế và các bậc cha mẹ cần phải làm gì để giúp trẻ có thể tiêm ngừa đầy đủ, phòng chống các bệnh?
Theo Bộ Tài chính, Bộ Y tế không trình cấp có thẩm quyền mua vắc xin tiêm chủng mở rộng năm 2023 nên Bộ Tài chính chưa có cơ sở để bố trí ngân sách trung ương cho mua vắc xin.
Bộ Y tế thông tin về các đề xuất Chính phủ tháo gỡ cơ chế mua sắm, đảm bảo cung ứng đủ vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Theo đề xuất của Bộ Y tế, các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ được triển khai theo hai phương án, đó là đặt hàng đối với vắc xin sản xuất trong nước và đấu thầu tập trung đối với vắc xin nhập khẩu.
Vắc xin tiêm chủng mở rộng đang rất thiếu. Tháng 6 tới, Bộ Y tế sẽ có văn bản chính thức đề nghị số lượng đặt hàng vắc xin và dự kiến thời gian bao lâu địa phương nhận được vắc xin.
Các địa phương "khát" nhiều loại vắc xin tiêm chủng mở rộng, thiếu nguồn cung cấp vitamin A. Giải pháp cuối cùng là đợi Bộ Y tế đấu thầu, phân bổ vắc xin tiêm chủng mở rộng và có thêm các nhà sản xuất, nhập khẩu cung ứng vitamin A.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng trong trường hợp để xảy ra tình trạng thiếu một số loại thuốc phổ biến có tỉ trọng lớn, vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan khẳng định vắc xin tiêm chủng mở rộng là chương trình quốc gia, để thiếu có lỗi từ nhiều cơ quan.
Từ ngày 15-5, các cơ sở tiêm chủng tại TP.HCM đã hết hoàn toàn vắc xin DPT-VGB-HiB và DPT. Sở Y tế TP rất mong Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sớm cung ứng các vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thời gian qua, TP.HCM là một trong nhiều địa phương trên cả nước thiếu nhiều vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Để không trì hoãn lịch tiêm, nhiều người phải chi số tiền không nhỏ để tiêm vắc xin dịch vụ thay vì được tiêm miễn phí.
Liên quan vụ 5 trẻ tiêm vắc xin hết hạn, ngày 14-5, ông Trần Anh Nam, giám đốc Trung tâm y tế huyện Nông Cống (Thanh Hóa), cho biết vừa quyết định tạm đình chỉ công tác 2 cán bộ Trạm y tế xã Thăng Bình.