18/02/2023 15:29 GMT+7

Thủ tướng rất chí lý, chí tình về việc 'giải cứu bất động sản'

Xung quanh câu chuyện bất động sản kêu giải cứu và kết luận của Thủ tướng Chính phủ, nhiều bạn đọc đồng tình và cho rằng đây là việc nên làm. Chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu một vài ý kiến tiêu biểu.

Thủ tướng rất chí lý, chí tình về việc giải cứu bất động sản - Ảnh 1.

Khu đô thị thông minh phía tây Hà Nội hiện là số ít dự án còn "hàng" cung cấp ra thị trường bất động sản năm 2023 - Ảnh: TƯ LIỆU TTO

- Không việc gì phải giải cứu họ, họ phải tự bơi để tồn tại, hãy làm theo quy luật thị trường. Muốn bán được để thu hồi vốn thì phải giảm giá bán xuống thật sâu cho nhiều người dân mua được nhà ở, người nghèo có điều kiện tiếp cận, hàng tồn kho thì mấy anh tự giải quyết.

Hoan hô Thủ tướng đã quyết định hợp lòng dân. Cảm ơn Thủ tướng, cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã thông tin.

Ý kiến bạn đọc Kim Thương

Thủ tướng đã có quan điểm rõ ràng. Ngay lúc khó khăn này các doanh nghiệp đều khó, không riêng gì bất động sản. Người trồng cam hiện nay đã giảm giá tại vườn chỉ còn 1.000 đồng/kg. Khi khó thì phải giảm giá để bán được hàng chứ không thể ôm đấy rồi kêu gọi tháo gỡ.
Ý kiến bạn đọc Nông Văn Tuấn

- Tôi thực sự lấy làm vui khi nhìn thấy Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước rất thận trọng trước sức ép kêu gào giải cứu lĩnh vực bất động sản. Nay Thủ tướng phát biểu quan điểm rõ ràng như vậy thì chắc chắn khiến đa số dư luận lấy làm hài lòng.

Mọi lĩnh vực, ngành nghề phải công bằng, sòng phẳng để tồn tại và phát triển theo quy luật của kinh tế thị trường.

Tôi cho rằng quan điểm của Chính phủ quá rạch ròi, từ đó sẽ có những quyết sách hợp lý, khơi thông bế tắc để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ý kiến bạn đọc Lê Khai

- Chấp nhận kinh tế thị trường tức là lời ăn lỗ chịu! Tôi thấy ý kiến của Thủ tướng Chính phủ rất chí lý, chí tình!

Các doanh nghiệp bất động sản mà đại diện là các doanh nhân bất động sản phải tính đường tự cứu mình trước đã, chứ không thể lời thì đút túi, lỗ thì kêu cứu!

Ai cứu đây? Hãy hạ giá thành của các bất động sản đã hoàn thành xuống, chấp nhận không có lợi nhuận, thậm chí bán lỗ vốn để lấy tiền khôi phục sản xuất.

Nhà nước không thể giải cứu (không lẽ in tiền ra để cứu?), người dân thì không có khả năng giải cứu, các ngân hàng cũng khó mà bỏ tiền ra giải cứu (thực chất tiền của ngân hàng cơ bản huy động từ dân)...

Ý kiến bạn đọc Phạm Hồng Phấn

- Các doanh nghiệp phải tự cứu mình trước. Đừng ngồi đó chờ Nhà nước giải cứu.

Từ lâu đã lãi quá nhiều, lúc này thị trường đi xuống mình phải chấp nhận thực tế. Mức giá bán quá cao so với thị trường và thu nhập bình quân của người dân. Người dân mình còn vất vả lắm, muốn sở hữu một căn hộ nhà xã hội thật sự là một mơ ước.

Hãy khảo sát thực tế thu nhập và cuộc sống người dân ở mức nào, chỉ ở trọ thôi. Các doanh nghiệp bất động sản lấy đó mà làm tiêu chí phát triển ngành của mình.

Để mọi thành phần trong xã hội được thụ hưởng, được phát triển. Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng. Hãy vì cái chung thôi các doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc Toàn Nguyễn

- Tôi đồng tình ý kiến của Thủ tướng. Sản xuất công nghiệp, công nghệ, chế biến chế tạo, sản xuất nông nghiệp đi trước để xuất khẩu mạnh, có tiền vô. Khi đó người dân có công ăn việc làm tốt và giàu có thì mới tính đến mua nhà, mua đất xây nhà sang trọng để ở.

Có công việc tốt, có nhà cửa khang trang thì cuộc sống mới thực sự hưởng thụ và bền vững và hạnh phúc. Cảm ơn Thủ tướng.

Ý kiến bạn đọc Van Ly

Để thị trường thanh lọc, bất động sản mới lành mạnh, bền vữngĐể thị trường thanh lọc, bất động sản mới lành mạnh, bền vững

Bạn đọc Tuổi Trẻ Online kiến nghị như vậy sau đề nghị của Thủ tướng “cần phân tích xem giá bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa” tại hội nghị “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên