Trong khi đó có thêm một số ngân hàng thương mại khác tăng lãi suất huy động nhiều kỳ hạn để giữ nguồn vốn.
Cụ thể, Eximbank tăng lãi suất huy động các kỳ hạn 1 - 12 tháng với mức tăng 0,5 - 1,1%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng lên 4,5%/năm, 3 tháng lên 4,7%/năm, 6 tháng lên 6%/năm, 12 tháng lên 6,3%/năm.
SHB dù chưa sử dụng hết trần cho phép nhưng suất các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng cũng tăng 0,8 - 0,9%/năm so với trước đó, lên mức 4,4 - 4,8%. Lãi suất áp dụng cho các kỳ hạn dài hơn cũng đồng loạt tăng thêm 0,4 - 0,5%/năm so với trước đó.
Tại biểu lãi suất mới nhất được KienlongBank công bố, tất cả các kỳ hạn dưới 1 tháng đã tăng lên mức tối đa được phép theo quy định mới 0,5%/năm từ mức 0,2%/năm trước đó.
Trong khi lãi suất huy động dành cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng cũng tăng từ 4%/năm lên chạm trần 5%/năm. Lãi suất các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và 13 tháng của ngân hàng này cũng được điều chỉnh tăng 0,2%/năm so với biểu cũ.
Ngân hàng Bản Việt đồng loạt tăng lãi suất các kỳ hạn dưới 1 tháng lên mức trần 0,5%/năm và lãi suất các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng lên 5%/năm, từ 0,2%/năm và 3,9%/năm trước đó.
Các kỳ hạn trên 6 tháng cũng đồng loạt được Ngân hàng Bản Việt tăng 0,5 - 0,6%/năm. Hiện lãi suất cao nhất đang được ngân hàng áp dụng là 7,3%/năm dành cho các kỳ hạn trên 12 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Nếu gửi online qua ứng dụng Digimi, lãi suất cao nhất lên đến 7,5%/năm.
Tại Ngân hàng Bắc Á, lãi suất huy động tại các kỳ hạn dưới 1 tháng đã tăng kịch trần lên 0,5%/năm; trong khi các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng cũng tăng thêm 0,5 - 0,8%/năm, lên 4,5 - 4,8%/năm. Lãi suất áp dụng cho các kỳ hạn trên 6 tháng cũng đều được tăng thêm 0,2 - 0,3%/năm.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, hiện một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn cũng chạy đua huy động vốn với lãi suất cao nhất kỳ hạn 12 - 18 tháng là 7,8%/năm. Các kỳ hạn 6 - 11 tháng lãi suất lên đến 7,1 - 7,3/năm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo một số ngân hàng cho biết đang "nghe ngóng" tín hiệu từ thị trường và "nhìn sang" các ngân hàng khác. Dù room tín dụng vừa mở ra đã gần lấp đầy nhưng ngân hàng vẫn phải tăng lãi suất huy động để giữ nguồn vốn. Nếu không vốn sẽ chảy qua ngân hàng khác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận