Học sinh Trường tiểu học Kamakura đang chơi một trò chơi mà các em phải xác định giá trị cao nhất cho "đồ vật" từ các thẻ ngẫu nhiên - Ảnh: KYODO
Hiện nay, thay vì sử dụng tiền mặt, hầu hết các học sinh tại Nhật thường đang sử dụng thẻ IC, những chiếc thẻ có khả năng thanh toán chi phí đi lại và mua hàng. Điều này dẫn đến việc các em thường ít có cơ hội nhận ra số tiền mà các em đã tiêu, Hãng thông tấn Kyodo thông tin.
Trước tình hình này, Nhật Bản đã tiến hành thúc đẩy các chương trình giáo dục bắt buộc về tiền đối với các trẻ em dưới 18 tuổi nhằm nâng cao kiến thức về tiền cho trẻ em.
Kyodo cho biết: "Đa số các bài học về tiền sẽ được giáo viên sử dụng các trò chơi giải trí nhằm truyền đi những kiến thức bổ ích cho các em".
Chẳng hạn, vào cuối tháng 5, tại Trường tiểu học Kamakura (Nhật Bản), các giáo viên đã tổ chức một trò chơi thẻ bài được Công ty chứng khoán Mitsubishi UFJ Morgan Stanley tài trợ.
Trong đó, trò chơi của công ty sẽ buộc các học sinh phải chỉ ra đâu là vật hoặc đối tượng có giá trị cao hơn từ những thẻ bài ngẫu nhiên.
Thông qua trò chơi, Công ty Mitsubishi UFJ Morgan Stanley mong muốn có thể giúp trẻ em rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập đối với giá trị không chỉ của tiền mà còn là giá trị về cuộc sống, trang web của Mitsubishi UFJ Morgan Stanley cho biết.
Cô Mai Araya, giáo viên của Trường tiểu học Kamakura, hy vọng rằng học sinh của cô sẽ xem tiền như một cửa ngõ để giúp các em hiểu hơn về giá trị của nhiều thứ khác trong xã hội.
Giáo sư của Đại học Tokyo Kasei Gakuin, bà Kyoko Uemura cho biết xã hội hiện đại yêu cầu tất cả chúng ta đều phải biết cách quản lý về tài chính. Chính vì vậy, "người lớn không nên ngại nói về tiền bạc trong cuộc trò chuyện hằng ngày với con cái của họ".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận