11/01/2023 09:12 GMT+7

Tết này tôi đã có chốn đi về

Vậy là thêm một mùa xuân nữa, cái Tết thứ ba tôi phải xa nhà. Trời Paris âm độ, công việc bệnh viện vẫn nhịp nhàng, mọi người vẫn thản nhiên... Phải rồi, chỉ có tôi thôi, người con Việt xa quê lòng bồi hồi, nhớ nhung ngày Tết.

Tết

Mâm cúng ngày Tết gọn gàng, trang trọng nhà tôi - Ảnh: tác giả cung cấp

Chuyến xe lửa lướt nhanh trên con đường phủ tuyết, cái không gian không có gì gợi nhớ ngày Tết quê nhà, có chăng là cái Tết hiện về từ ký ức. 

Để rồi nhắm mắt lại tôi cứ ngỡ đang ngồi trên chuyến xe đò miền Tây phảng phất mùi ruộng đồng sông nước. Có lẽ với nhiều người, cái Tết gắn liền với những chuyến xe "về nhà" ngày cuối năm. Những chuyến xe chất đầy mùa xuân, nỗi niềm, yêu thương đầy hình ảnh người thân, mái ấm, quê nhà. 

Tôi cố nhắm nghiền mắt, loại bỏ mọi thanh âm để sống trọn vẹn cùng dòng chảy ký ức qua từng cung đường quen thuộc, từng ánh mắt đón chờ, giây phút vỡ òa niềm vui sum họp.

Cứ nơi nào có đồng hương là nơi đó có Tết. Vậy là Tết này tôi lại có chốn đi về!

Ở Pháp, tôi may mắn có gia đình cậu mợ ở Paris nên ngày Tết cũng có nơi để về nhà! Dù chỉ một ngày, đốt một nén nhang, dùng mâm cơm cúng rước ông bà mà cũng nghe ấm lòng hương vị Tết. 

Thật ra do mấy năm rồi dịch bệnh hoành hành nên cậu mợ không về nước ăn Tết được, còn năm nay thì... Vậy là với tôi, Tết này thêm trống vắng!

Thành phố nơi tôi làm việc rất ít người Việt; bệnh viện tôi làm cũng duy nhất một người Việt là tôi! Tôi đã quen dần với sự thiếu vắng đồng hương nhưng vẫn ngậm ngùi, day dứt mỗi độ xuân về. 

Thèm nghe một câu thăm hỏi, một lời chúc sức khỏe, an lành. Những câu nói tưởng chừng như sáo mòn đó mà không hiểu sao đôi lúc lại khát khao, thèm thuồng được nghe.

Đêm trực với trận chung kết World Cup, cùng nỗi buồn người Pháp thua trận thì tôi lại có một niềm vui nho nhỏ! 

Một ca bệnh được bác sĩ gia đình chuyển đến là người Việt! Cô hơn 60 tuổi, có chồng Tây và đã nghỉ hưu nhiều năm. Cô từng sống ở Sài Gòn, sang Pháp từ thập niên 1980, gặp tôi cô mừng như Tết! 

Có lẽ đây là một ca bệnh khá đặc biệt khi cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều mải mê trò chuyện quên cả vai trò, bệnh lý. 

Cô nói khu này ít người Việt, chỉ có cô và một cô nữa ở gần đây thôi. Từ ngày đó tôi thường xuyên nhận cuộc gọi trò chuyện của cô, cũng như nhận các món ăn Việt cô làm đem tặng. Nhưng xúc động nhất là cô ngỏ lời mời tôi "ăn Tết chung" cho vui. 

Cô bảo: "Chỉ có người Việt với nhau mới biết thế nào là ăn Tết, mới đỡ buồn tủi, thấm thía giá trị truyền thống, thiêng liêng".

Thật ra cái cảm giác háo hức trở về ngày Tết tôi chỉ cảm nhận được từ ngày bước chân vào giảng đường đại học. Và nỗi niềm đó nhân lên gấp bội khi bước vào cuộc sống tha hương. Có lẽ chính cuộc sống đã đẩy đưa và hình thành nên khái niệm trở về, biến nó thành một thành phần không thể thiếu của ngày Tết. 

Nếu người Việt ta lấy Tết Nguyên đán làm ngày gia đình đoàn tụ, sum họp thì với Tây là ngày Noel. Tuy ngắn ngủi và đơn giản hơn ngày Tết của ta nhiều nhưng lắm người cũng không thực hiện được. 

Tôi vừa đọc được ý kiến của một bác sĩ tâm lý rằng đừng quá đặt nặng câu chuyện đoàn viên, sum họp đến mức ràng buộc; đừng nhìn vào sự hoàn hảo của người khác mà đánh đổi bằng mọi giá. 

Thật ra gia đình nào cũng có những khúc mắc, trục trặc khác nhau; có kẻ thành công, có người thất bại. Vì lẽ đó nên sống đúng với thực tại và gạt bỏ đi niềm hoan lạc miễn cưỡng, phù phiếm.

Tôi đồng cảm. Tôi biết cứ Tết đến là có nhiều người vì thực hiện một sứ mệnh thiêng liêng nào đó mà gần như mất hết thành quả của cả năm tích cóp và cứ thế mà lặp đi lặp lại. Không ít người trở về trong sự khó khăn, miễn cưỡng. 

Phải chăng đã đến lúc phải làm mới khái niệm về nhà, đoàn tụ, phải nghĩ khác đi, phải thực tế hơn, phù hợp hơn và văn minh hơn! Là một người trẻ, quan điểm của tôi là trân trọng ngày Tết truyền thống nhưng đừng quá ràng buộc và lệ thuộc. 

Biết rằng không có gì thay thế được hình bóng ngày Tết quê nhà với bao rộn ràng, bận bịu, bao ánh mắt chờ mong, thương nhớ, thiêng liêng giờ phút tương phùng. 

Biết rằng người con Việt nào cũng khát khao được "về nhà" ngày Tết; về để chia sẻ yêu thương, nhắc nhớ cội nguồn, tình thân, sum vầy. 

Thôi thì hãy "về nhà" trong tâm tưởng vậy. Hãy luôn nghĩ đến nhau, nhớ đến nhau, trao nhau yêu thương, niềm tin thì dù xa cách phương nào cũng thấy gần nhau, cũng thấy ấm lòng ngày Tết.

Cảm ơn hơn 150 bạn đã gửi bài Về nhà

Cuộc thi viết "Về nhà" là nơi để bạn đọc chia sẻ những cuộc trở về nhà - trở về gia đình yêu dấu của mình trong mùa xuân với những cuộc đoàn tụ đong đầy cảm xúc, để rồi từ đó ở lại hay ra đi rồi cũng hướng tới sống tốt hơn, chăm chút hơn cho gia đình và xã hội.

Cuộc thi dành cho mọi bạn đọc trong và ngoài nước. Bài viết không quá 1.200 chữ, ưu tiên kèm ảnh hoặc video giới hạn 5 phút..., gửi về địa chỉ email venha@tuoitre.com.vn. Giải thưởng Về nhà: 1 giải nhất: 20 triệu đồng; 1 giải nhì: 15 triệu đồng; 1 giải ba: 10 triệu đồng; 10 giải khuyến khích: mỗi giải 5 triệu đồng.

Tính đến ngày 11-1, cuộc thi đã nhận được hơn 150 bài dự thi. Cảm ơn các bạn:

phanh dang, loan nguyen, Nguyễn Hà Tiên, Trang Nguyễn Thị Thùy, thai hoang, Thu Hien, Chung Thanh Huy, ngoc thach, Mỹ Châu Nguyễn Thị, Nguyễn Tấn Lộc, Thu Vũ, Tanthoi Le, tam tranvan, Hiển Bùi, Tuan Bui thanh, Dương Lê Đức, Bình Nguyễn Thanh, TCKT_ To Uyen-SPC, Phương Thảo Nguyễn, Lê Thảo, Ngọc Dung Huỳnh, Hiếu Nguyễn Văn, Hiếu Nguyễn, Nguyễn Thị Diệu Phước, Lê Quốc Kỳ, Trang Chu, Xuân Nguyễn Duy, Hương Giang Nguyễn Thị, Hiệp Trinh, Chí Nguyên Trần, Hà Thu, Tha Trương, Nhu Tran, Thảo Nguyễn Hoàng, Quoi Tran, Trisha Võ, Nhung Mai, Dũng Mai Đức, Pham Trang, Thương Hoàng, Can Dung, Thanh Lê, Thị Tâm Nguyễn, Đào Nguyễn, Minh Huyền Vũ Thị, Long Trieu, Nga Cao, 32.Trần Khánh Vy FK9, Nẻo Về Thiện Lành, Em Nguyên, Nhung Lê Thị, Bích Hà, Lê Minh Hải PT, Nguyễn Oanh, Hà Trần, Thảo Nguyễn Hoàng, cương kim, Đinh Trung, MAP MINH, Thành Đồng Nguyễn, Kim Hà Trần, Nguyễn Quốc Vỹ, Lê Văn Lượng, Da Nguyen, Trần Minh Hợp, huu nhan nguyen, Thảo Nguyễn Hoàng, Trần Hiếu Nguyễn, luan van, Quang Ngo, Văn Lộc, Đạt Nguyễn Huỳnh, Thi Tâm Nguyen, Toản Cao Ngọc, Thanh Le, niem duong, Nha Cao Hồng, Hậu Nguyễn, Ngọc Thủy Nguyễn, trâm trần, huong 04 dang, trầm trần, Út Nguyễn, Chót Nguyễn, Thương Hoàng, Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Minh Anh Trần Lê, Lê Đình Trung, Văn Bích Ngô, Ly Phuong Thanh, the khai tran, Lynxes Ngoại Ngữ, Anh Hậu, thành bùi mạnh, Minh Út Nguyễn, mỹ liên phạm...

BAN TỔ CHỨC

Tết này tôi đã có chốn đi về - Ảnh 5.

Mùng mấy Tết bây về?Mùng mấy Tết bây về?

Khi tiết trời dần trở nên se lạnh nơi đô thị ồn ã tôi đang sống cũng là thời điểm báo hiệu một năm mới sắp đến. Giữa bộn bề công việc, lòng bỗng nao nao khi nghe điện thoại nhắc chừng của má: "Tết, mùng mấy bây về?".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên