16/08/2023 19:00 GMT+7

Tầm soát sớm để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ là một bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột và có nguy cơ tử vong cao. Đáng lo ngại là chỉ rất ít trường hợp đến bệnh viện trong 5 giờ đầu - khoảng thời gian vàng để cứu sống người bệnh.

Tầm soát sớm là cách bảo vệ cơ thể trước nguy cơ đột quỵ

Tầm soát sớm là cách bảo vệ cơ thể trước nguy cơ đột quỵ

Theo thống kê cho thấy nếu được chữa trị kịp thời trong khoảng thời gian vàng, 40% người bệnh sau đột quỵ phục hồi tốt, có thể tự đi lại, sinh hoạt; 30% người bệnh có mức độ tàn phế trung bình, có thể tự sinh hoạt cá nhân nhưng không thể quay trở lại công việc ban đầu. Đặc biệt, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa, có thể xảy ra ngay ở lứa tuổi 20 hoặc thậm chí trẻ hơn.

Nhận biết các triệu chứng đột quỵ

MẶT (FACE): Mặt có cảm giác tê cứng, khi cười một bên mặt bị lệch, nụ cười không cân đối.

TAY (ARMS): Tay chân tê mỏi một bên, người bệnh không nâng được tay/chân một bên hoặc bị rơi xuống.

GIỌNG NÓI (SPEECH): Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, khó diễn đạt.

Nếu thấy người bệnh xuất hiện những dấu hiệu trên, người nhà cần nhanh chóng gọi đến trung tâm cấp cứu gần nhất. Đồng thời ghi nhớ chính xác thời gian khởi phát triệu chứng và thông báo cho nhân viên y tế.

Tầm soát sớm để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ đột quỵ - Ảnh 2.

Nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng đột quỵ

Cách xử trí khi phát hiện người bệnh đột quỵ

Đột quỵ có khả năng điều trị được và hồi phục hoàn toàn nếu đến đúng bệnh viện có khả năng điều trị và trong khoảng thời gian vàng (4,5 giờ kể từ khi có triệu chứng).

Quy trình xử trí tại nhà khi phát hiện người thân bị đột quỵ

• Nhanh chóng gọi đến Tổng đài cấp cứu 115 hoặc tổng đài của các bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ tại TP.HCM.

• Đặt người bệnh nằm và nới lỏng thắt lưng, quần áo để máu lưu thông được dễ dàng.

• Không tự ý sơ cứu, di chuyển người bệnh khi chưa được đào tạo y tế về sơ cấp cứu người bệnh đột quỵ. Việc sơ cứu không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình

Theo các bác sĩ, thang điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm độ tuổi (40 - 45 tuổi là độ tuổi dễ mắc phải các bệnh lý về đột quỵ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp), bệnh lý nền (huyết áp, tim mạch, mỡ máu, đái tháo đường), thói quen sinh hoạt (hút thuốc lá), ăn uống (sử dụng nhiều rượu bia), tiền sử gia đình (gia đình có người thân từng bị đột quỵ)… 

Việc nhận diện và đánh giá đúng các nguy cơ cao về đột quỵ giúp người bệnh kiểm soát tốt các bệnh lý của bản thân, cải thiện lối sống, thói quen sinh hoạt, đồng thời chủ động phòng ngừa, nâng cao sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp.

Tầm soát sớm để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ đột quỵ - Ảnh 3.

Thang điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ

Với gói tầm soát nguy cơ đột quỵ, người bệnh sẽ được đánh giá toàn diện, xác định mức độ nguy cơ đột quỵ để chủ động phòng ngừa, có kế hoạch điều trị, từ đó kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính nhằm hạn chế khả năng xảy ra đột quỵ.

Để bắt đầu quá trình tầm soát đột quỵ, các bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ của bản thân (tiền sử gia đình, thói quen, những bất thường khác về sức khỏe như thừa cân, tăng huyết áp…).

Sau đó, người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để thực hiện tầm soát đột quỵ bao gồm: điện tâm đồ, siêu âm mạch cảnh, siêu âm tim, các xét nghiệm mỡ máu, đường trong máu, định lượng CRP, đo nồng độ creatinin máu, chức năng gan, thận…

Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định chụp MRI mạch cảnh có chất cản từ hoặc chụp CT mạch cảnh có cản quang. 

Các chỉ định này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ nội thần kinh có thể đánh giá chi tiết về mạch máu và não, giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như dị dạng mạch máu não, túi phình mạch máu, tổn thương u não, huyết khối… mà những kỹ thuật thông thường khác không thể phát hiện.

Với gần 25 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn là 1 trong 15 đơn vị điều trị đột quỵ có đầy đủ 4 kỹ thuật điều trị bao gồm: điều trị nội khoa tích cực, thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp mạch máu, phẫu thuật não.

Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, quy trình cấp cứu đột quỵ chuyên nghiệp (Code Stroke), hệ thống trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, quy trình hội chẩn liên viện cùng với các chuyên gia đầu ngành, bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp người bệnh nhập viện trong tình trạng nguy hiểm, kịp thời cứu sống và điều trị phục hồi tích cực, ngăn ngừa diễn tiến xấu. 

Người bệnh đột quỵ được can thiệp trong khoảng thời gian vàng, nhiều trường hợp hồi phục thần kỳ và bảo toàn được các chức năng ngôn ngữ, vận động sau điều trị.

Đặc biệt, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn triển khai chương trình đón bệnh cấp cứu chi phí 0 đồng toàn khu vực TP.HCM khi liên hệ qua Tổng đài Cấp cứu: 028 3990 9860 (phục vụ 24/7) nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh về điều kiện di chuyển trong khoảng thời gian vàng.

Danh sách một số bệnh viện điều trị đột quỵ tại TP.HCM (đầy đủ 4 kỹ thuật điều trị nội khoa tích cực, thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp mạch máu, phẫu thuật não):

1. Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

2. Bệnh viện Nhân dân 115

3. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

4. Bệnh viện Chợ Rẫy

5. Bệnh viện Thống Nhất

6. Bệnh viện Nhân dân Gia Định

T.N
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên