
PHÚC TIẾN
Thông tin chung
Sự nghiệp/ hoạt động
Bài viết
Video

Tôi vào Bảo tàng thành phố, trông thấy những súng ống thô sơ do người Việt Nam chế tạo trong kháng chiến chống lại các đế quốc hùng mạnh.

"Chúc mừng Sài Gòn đã có metro!". Từ California, Kent Trần - bạn tôi - chia sẻ qua phone.

Ngay mũi tàu ba mặt đường của công viên 23-9, TP.HCM, nổi lên một nhà kính tròn lấp lánh, thu hút sự chú ý của mọi người.

Trên xe điện và metro, ở đâu cũng thế, khách lên xe hay xuống tàu không chỉ tuân theo những quy định lữ hành mà còn thụ hưởng nhiều kỷ niệm vui buồn.

Sài Gòn là đô thị đầu tiên ở Đông Dương sở hữu đường sắt đô thị - tức metro (tên gọi tắt của metropolitan railway). Vào ngày 27-12-1881, cư dân Sài Gòn ngỡ ngàng chứng kiến đoàn xe "thở ra lửa", hú còi, lăn bánh rầm rập trên đường sắt.

Trong sổ tay phóng viên của tôi, bốn chữ "hội nhập quốc tế" xuất hiện từ những năm 1990. Tuy nhiên, để đến được cụm từ hay lạ đó, Việt Nam đã phải chòi đạp khai phá con đường đổi mới và mở cửa từ năm 1986.

TP.HCM ngày càng nhiều nhà chọc trời, nhiều phố xá đông vui, công trình tươi mới. Nhưng buồn thay, đây đó vẫn thấy rác bỏ bừa bãi.

Tháng tư, tôi trở lại Mỹ đúng vào mùa hoa anh đào nở rộ. Sắc đào phơn phớt hồng, lóng lánh trong mắt tôi suốt từ California sang Boston và rồi Seattle. Mùa anh đào thư thái ở Mỹ 49 năm trước cũng là lúc kết thúc cuộc chiến giữa Việt Nam và Mỹ.

Nhiều sự kiện, nhiều câu chuyện buồn vui đan xen nhau, nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ còn diễn tiến ở khu phố chợ Bến Thành này.

Một nhóm sinh viên kinh doanh đến từ Lyon (Pháp) và sinh viên Đại học Bách khoa TP.HCM cùng tôi dạo qua phố chợ Bến Thành vào hôm 13-3.

Ngày 28-3 này, ngôi chợ nhà lồng bề thế được bao quanh bởi các dãy nhà phố buôn bán sầm uất gọi chung là phố chợ Bến Thành sẽ thắp nến sinh nhật 110 năm.

Thỉnh thoảng nghe báo chí đăng tin nóng về các cuộc đấu giá cổ vật Việt Nam tại Pháp, Đức hay Mỹ, tôi lại hồi hộp.

Mới đây, ông Nguyễn Đại Hùng Lộc, phó chủ tịch Hội Tem TP.HCM, cho người viết xem một kỷ vật rất bất ngờ. Đó là 20 tấm ảnh đám tang Trần Văn Ơn năm 1950 còn sắc nét mà ông vừa sưu tầm được.

Tiểu thuyết Les Misérables - Những người khốn khổ của Victor Hugo và những bộ phim chuyển thể có một đại cảnh đầy ấn tượng. Đó là cảnh đám tang một tướng quân yêu nước trở thành cuộc tuần hành châm ngòi cho người dân Paris (Pháp) nổi dậy.

Nhiếp ảnh - một sáng chế kỳ diệu của Louis Daguerre (Pháp), ra đời năm 1837. Đúng 22 năm sau, ống kính lạ lùng ấy bắt đầu "đổ bộ" vào Sài Gòn theo đội quân viễn chinh.