Cụ thể, nữ nhà văn Rie Kudan ước tính rằng khoảng 5% cuốn sách của mình được lấy nguyên văn từ câu trả lời từ ChatGPT mà không phải sửa gì.
Rie Kudan, 33 tuổi, hiện đang sinh sống tại tỉnh Chiba, Nhật Bản.
Trong năm 2021, cô đã đoạt giải thưởng Literary World Newcomer Award với cuốn tiểu thuyết đầu tay có tựa đề Warui Ongaku (tạm dịch: Thanh âm tồi tệ).
Ngoài việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào quá trình sáng tạo, tác giả thường chia sẻ những suy nghĩ khó diễn đạt với công cụ này.
Đôi khi, những phản hồi từ ChatGPT đã truyền cảm hứng cho các cuộc đối thoại xuất hiện trong các tác phẩm của cô.
Theo Telegragh, cuốn sách đoạt giải mang tên The Tokyo Tower of Sympathy (tạm dịch: Tháp Tokyo của lòng trắc ẩn) cũng khai thác đề tài trí tuệ nhân tạo, lấy bối cảnh nước Nhật trong tương lai, nơi AI là một phần trung tâm của cuộc sống hằng ngày.
Câu chuyện trong tiểu thuyết xoay quanh một nữ kiến trúc sư người Nhật, cô thiết kế một nhà tù thoải mái giữa lòng Tokyo chỉ để nhận ra rằng mình đang đấu tranh trong một xã hội quá thương cảm với tội phạm.
Tác phẩm này đã nhận giải thưởng danh giá Akutagawa dành cho những tác giả mới triển vọng vào ngày 17-1 vừa qua.
"Dù có sự hỗ trợ của công nghệ AI, đây vẫn là một tác phẩm văn học toàn bích, không thể tìm thấy lỗi" - Shuichi Yoshida, một thành viên giám khảo, nhận định.
Giải Akutagawa do Kan Kikuchi, biên tập viên tạp chí Bungei Shunjuu (Văn nghệ Xuân Thu) thành lập năm 1935, mục đích tưởng nhớ cố nhà văn người Nhật Ryunosuke Akutagawa (1892-1927).
Giải tổ chức hai lần trong năm để trao cho tác phẩm văn học hay nhất, thường là tiểu thuyết ngắn, được xuất bản trên báo hoặc tạp chí của một tác giả mới hoặc đang lên.
Đây cũng là một trong những giải thưởng văn học uy tín và người chiến thắng nhận được một sự chú ý đáng kể từ truyền thông. Song song với giải Naoki, đây là một trong những giải thưởng văn học được theo đuổi nhiều nhất Nhật Bản.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận