Rủi ro khi làm việc chui tại AngolaPhạt nặng lao động bất hợp pháp để chống bỏ trốnBắt giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động đi Angola
Lao động VN (phải) và lao động địa phương trên công trường xây dựng ở Angola - Ảnh: A.C.H. |
Lao động sang Angola chủ yếu làm trong ngành xây dựng với mức lương bình quân 800 USD/tháng. Đây là mức thu nhập khá tốt dù điều kiện thời tiết, khí hậu ở đây khá khác biệt so với VN.
Lương tốt
Không nên đi chui Tại Angola hiện có nhiều lao động VN được đưa sang bằng đường lao động “chui”. Rất nhiều người đâm lao phải theo lao và giờ không biết làm sao trở về khi bị nợ lương, bị giữ giấy tờ nhà, nhất là cảnh khổ sống chui nhủi trốn cảnh sát. Lao động tốt nhất không nên đi theo đường “chui” này. |
Trước đó, Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Hoàng Long (Hoanglong Huresu) cũng đã đưa hơn 40 lao động sang Angola làm việc trong ngành xây dựng vào ngày 24-1. Ông Dương Hồng Bắc, phó tổng giám đốc Công ty Hoàng Long, cho biết hợp đồng đầu tiên công ty này cung ứng cho phía Angola là 110 lao động làm nhiều nghề trong ngành xây dựng như: lái xe, sơn, cơ khí, mộc, cốppha... Người lao động được ký hợp đồng ba năm, lương hằng tháng được chủ sử dụng gửi về VN.
Là người trực tiếp sang Angola làm việc và khảo sát nhu cầu tiếp nhận của thị trường lao động Angola, ông Bắc cho rằng thị trường này có nhu cầu rất lớn về lao động ngành xây dựng, tương tự thị trường lao động Libya trước đây. “Mức lương trung bình khá tốt, khoảng 800 USD/tháng chưa kể tiền làm thêm. Tiền ăn, ở, thuế được chủ sử dụng trả nên người lao động không mất thêm tiền trả cho các khoản này”, ông Bắc nói. Hiện tại Công ty Hoàng Long vẫn đang tiếp tục tuyển và đào tạo 70 lao động để cung ứng cho hợp đồng đợt 1 và hi vọng tiếp tục ký hợp đồng cung ứng đợt 2 với số lượng lớn hơn.
Trong tháng 3 vừa qua, một đoàn 25 lao động đầu tiên của Công ty cổ phần Xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động (Oleco) cũng được đưa sang Angola làm việc. Với mức lương 800 USD/tháng, chưa kể tiền làm thêm giờ, thời gian thử việc hai tháng. Làm việc từ một năm trở lên thu nhập của người lao động sẽ đạt mức 1.000 USD/tháng. “Đây là mức thu nhập tốt cho người lao động”.
Ông Nguyễn Vạn Xuân, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Việt Thắng, cho biết công ty này cũng đã có hợp đồng cung ứng gần 100 lao động sang Angola nhưng đang khó khăn trong việc tuyển dụng. Hợp đồng cung ứng yêu cầu tuyển cả lao động phổ thông, kỹ sư xây dựng và kỹ sư thiết kế nên chưa tuyển dụng đủ. “Khó nhất là tuyển dụng kỹ sư đáp ứng yêu cầu của phía Angola”, ông Xuân cho biết.
Cần số lượng lớn
Hiện nay có bốn doanh nghiệp được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép thí điểm tuyển dụng lao động đưa sang Angola làm việc là: Công ty Oleco, Công ty Hoàng Long, Công ty Việt Thắng (VTC) và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật (IMS).
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, đánh giá Angola là một thị trường lao động với khả năng tiếp nhận lao động số lượng lớn. “Có đánh giá sơ bộ cho thấy thị trường này có thể tiếp nhận 30.000- 40.000 lao động VN. Tuy nhiên cụ thể thế nào cần đánh giá kỹ lưỡng hơn”, ông Quỳnh nhận xét.
Điểm khác biệt giữa việc lao động đi Angola làm việc theo hợp đồng cá nhân và đi qua công ty xuất khẩu lao động là nếu đi theo hợp đồng cá nhân, lao động phải tự thỏa thuận với chủ sử dụng hoặc sang Angola tự kiếm việc làm, lo ăn ở và tự chi trả các chi phí nếu bị ốm đau, bệnh tật. Trong trường hợp người lao động bị nợ hoặc quỵt lương cũng đành chấp nhận. Còn nếu đi qua công ty xuất khẩu lao động thì các quyền lợi này của họ sẽ được đảm bảo. Khi có tranh chấp, công ty xuất khẩu lao động sẽ đại diện quyền lợi của lao động để giải quyết.
Tuy nhiên, theo đánh giá từ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động sang Angola, người lao động do chưa hiểu nên đã từ chối đi làm việc khiến tuyển dụng cho thị trường này khá khó khăn. Ông Dương Hồng Bắc cho biết có không ít lao động đã trúng tuyển nhưng lại bỏ không đăng ký nữa vì sợ bị lừa. “Có quá nhiều thông tin về việc lừa đảo lao động đi Angola nên lao động vẫn sợ”, ông Bắc cho biết. Vì vậy, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý lao động khuyến cáo lao động muốn đi làm việc ở Angola phải đi theo đường chính ngạch hợp pháp qua công ty xuất khẩu lao động.
Đã ứng tuyển thì đừng bỏ cuộc Ông Lê Xuân Luyện - tổng giám đốc Công ty Oleco - cho biết lao động đi Angola khi có đủ hồ sơ vào làm visa, nếu người lao động bỏ phỏng vấn thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn phải nộp đầy đủ mức phí theo quy định của sứ quán Angola là 1.900 USD/người thì những người còn lại mới được làm visa. Nếu một đơn hàng cung ứng 20-30 lao động mà có khoảng 2-3 lao động bỏ thì doanh nghiệp hết lãi, chưa kể phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp với số lao động còn lại trong 2-3 năm tiếp theo. Do vậy, nếu làm không chuẩn sẽ có rủi ro cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận