Thứ 7, ngày 27 tháng 2 năm 2021
Rác khẩu trang, găng tay 'bơi' đầy đại dương
TTO - Các chuyên gia cảnh báo nếu chúng ta không có biện pháp xử lý thì các hoạt động giảm rác thải đại dương từ trước tới nay trở thành công cốc chỉ sau trận đại dịch này, khi mà ngày càng nhiều rác khẩu trang, găng tay xuất hiện trên biển.

Khẩu trang và găng tay trôi nổi trong đại dương - Ảnh: OPÉRATION MER PROPRE
Những hình ảnh này được Laurent Lombard của tổ chức phi lợi nhuận Opération Mer Propre chia sẻ trên mạng xã hội, gióng lên hồi chuông cảnh báo thế giới về tình trạng rác thải đại dịch ngoài đại dương.
Julie Hellec, người phát ngôn của tổ chức phi lợi nhuận Opération Mer Propre (Chiến dịch Biển sạch), nói rằng cảnh tượng trang thiết bị bảo vệ cá nhân trong đại dịch như khẩu trang, găng tay, tấm chắn che mặt, lọ nước sát khuẩn trôi nổi không chỉ ở vùng biển Địa Trung Hải những tháng gần đây là điều đáng để các quốc gia toàn thế giới lưu tâm.
"Tôi chưa từng thấy điều này trong 15 năm hoạt động bảo vệ môi trường biển của mình. Chúng ta phải có biện pháp giải quyết tình trạng này ngay bây giờ", Julie Hellec chia sẻ trên CNN.
Hellec ước tính trong tương lai, khẩu trang và găng tay trôi nổi trong nước có thể nhiều hơn cả sứa.

Khẩu trang và găng tay trôi nổi trong đại dương có thể còn nhiều hơn sứa - Ảnh: OPÉRATION MER PROPRE
Tình trạng xả rác khẩu trang bừa bãi diễn ra không tại riêng quốc gia nào. Điều này dễ dàng được nhận thấy nhất là tại các bãi biển, nơi thu hút đông du khách.
Vào cuối tháng 2, tổ chức OceansAsia có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) đã báo cáo về việc tìm thấy "hàng loạt khẩu trang y tế loại dành cho phẫu thuật" trên bờ biển ở quần đảo Soko.

Các loài như chim biển, rùa biển và nhiều động vật biển có thể bị vướng vào rác thải hoặc nuốt vào bụng và chết - Ảnh: OPÉRATION MER PROPRE
Việc sản xuất các thiết bị bảo vệ sử dụng một lần đã tăng mạnh trong thời gian xảy ra đại dịch. Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Môi trường, Khoa học & Công nghệ ước tính rằng 129 tỉ khẩu trang và 65 tỉ găng tay đang được sử dụng mỗi tháng.
Ở nhiều nơi trên thế giới, việc thu gom xử lý chất thải bị ngưng trệ do đại dịch hoặc nhiều yếu tố quản lý không chặt chẽ khác khiến lượng rác thải đại dịch bị xả bừa bãi theo các dòng nước trôi ra biển.
Ngay cả các quốc gia tiên tiến có hệ thống xử lý rác thải tốt cũng xuất hiện tình trạng này.
Các loài như chim biển, rùa biển và nhiều động vật biển có thể bị vướng vào rác thải hoặc nuốt vào bụng và chết.
Việc tránh xả rác là rất quan trọng để giữ cho đại dương sạch sẽ. "Một cử chỉ đơn giản như không ném găng tay xuống đất hay dòng nước đã là cứu hành tinh", Hellec nói.
Bên cạnh đó, các chuyên gia đề xuất các quốc gia nên có hướng sản xuất đồ dùng tái sử dụng, tránh sản xuất loại dùng một lần như hiện nay. Không chỉ tiêu tốn nhân lực, tài nguyên mà còn góp phần tăng lượng rác thải ra môi trường.
-
TTO - Sáng 27-2, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt thân mật các nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên ủy viên Trung ương Đảng khóa XII không tái cử khóa XIII.
-
TTO - Truyền hình quốc gia Myanmar thông báo đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc Kyaw Moe Tun "đã phản bội đất nước" và "lạm quyền" sau khi ông có bài phát biểu gây chấn động tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
-
TTO - Theo tính toán, mỗi liều vắc xin COVIVAC sẽ không quá 60.000 đồng, kháng thể vắc xin COVIVAC chống được biến chủng virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi.
-
TTO - Nguyên cục trưởng, nguyên cục phó và một lãnh đạo cấp phòng Cục Thuế tỉnh Bình Dương bị khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về những sai phạm liên quan vụ chuyển nhượng 43ha đất từng do doanh nghiệp thuộc Tỉnh ủy Bình Dương quản lý.
-
TTO - 12 giảng viên khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã đồng thời nộp đơn xin nghỉ việc từ ngày 25-1-2021.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận