19/05/2023 17:07 GMT+7

Quan điểm 'không hợp thức hóa sai phạm' trong Quy hoạch điện 8 được hiểu thế nào?

Quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch điện 8) nhấn mạnh quan điểm phát triển quy hoạch điện có tính động và mở, nhưng không hợp thức hóa sai phạm.

Quan điểm không hợp thức hóa sai phạm trong Quy hoạch điện 8 được hiểu thế nào? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì công bố Quy hoạch điện 8 - Ảnh: N.KH.

Chiều 19-5, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện 8), với sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và các đơn vị liên quan, các tập đoàn năng lượng.

Quy hoạch điện 8 được xây dựng cẩn trọng, kỹ lưỡng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, việc nghiên cứu xây dựng Quy hoạch điện 8 đã đảm bảo sự cẩn trọng, kỹ lưỡng, nhằm tối ưu tổng thể các yếu tố nguồn điện, lưới điện truyền tải điện, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, tiết kiệm điện, thực hiện các cam kết về chuyển đổi năng lượng công bằng, phù hợp xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... 

Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả quy hoạch, ông Diên đề nghị các đơn vị liên quan cần tập trung vào hoạt động truyền thông. 

Các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, gắn rõ trách nhiệm và thời gian hoàn thành. Kịp thời sửa đổi, bổ sung ban hành cơ chế chính sách có liên quan, hoàn thiện khung chính sách về năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm... 

Công bố về Quy hoạch điện 8, ông Hoàng Tiến Dũng - cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) - nêu rõ quan điểm của quy hoạch: Điện là ngành hạ tầng quan trọng, cần phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội. 

Phát triển tối ưu, tổng thể nguồn, lưới truyền tải và phân phối điện, quy hoạch có tính kế thừa, động và mở nhưng không hợp thức hóa sai phạm. 

Sử dụng tích hợp nguồn năng lượng tái tạo, hệ sinh thái năng lượng, thúc đẩy cạnh tranh, cơ chế thị trường về giá bán điện, chuyển dịch năng lượng đảm bảo công bằng, công lý…

Trả lời câu hỏi của Tuổi trẻ Online về việc Quy hoạch điện 8 sẽ thực hiện thế nào để đúng với quan điểm "không hợp thức hóa sai phạm" được đưa ra, ông Dũng cho rằng với các dự án năng lượng tái tạo trước đây, "sai ở bước nào thì xử lý triệt để ở bước đó". 

Cần xem nguồn năng lượng tái tạo như các nguồn điện truyền thống khác

"Nếu dự án cấp đất sai thì xử lý vấn đề cấp đất, vi phạm liên quan đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy hay quy hoạch… thì sẽ xử lý gắn với quy định pháp luật liên quan. Quy hoạch này sẽ không bao gồm việc giải pháp xử lý những vấn đề sai phạm, các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án trước đây" - ông Dũng nói. 

Về cơ chế thu hút đầu tư cho năng lượng tái tạo giai đoạn tới, ông Dũng nói khi thị trường năng lượng tái tạo đủ lớn, cần nhìn nhận doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này như những dự án nguồn điện truyền thống khác. Do đó, cơ chế giá cố định (giá FIT) ưu đãi cho nhà đầu tư chỉ nên áp dụng trong giai đoạn mới thu hút đầu tư. 

Khi thị trường đủ lớn, cần áp dụng cơ chế rõ ràng, minh bạch giống như các quy định đã áp dụng đối với các dự án điện truyền thống. Như vậy, Bộ Công Thương sẽ ban hành khung giá cho các dự án điện tái tạo, đặc biệt là điện gió, điện mặt trời. 

Về áp dụng cơ chế đấu thầu cho các dự án điện tái tạo như một số nước đang áp dụng, ông Dũng nói với quy định của các luật hiện hành, việc thực hiện đấu thầu cho lĩnh vực này chưa phù hợp. Tuy vậy, có thể tính toán tới việc đưa nguồn năng lượng tái tạo tham gia vào thị trường điện cạnh tranh trong giai đoạn tới. 

Phải Phải 'chỉn chu' với Quy hoạch điện 8

Một nhà đầu tư điện gió từ Thái Lan có dự án mắc kẹt vì không kịp hưởng giá cố định (FIT) và đang phải đàm phán giá chuyển tiếp đã than thở rằng nếu tình trạng này cứ kéo dài, doanh nghiệp phải cân nhắc việc tiếp tục đầu tư ở Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên