08/05/2023 14:50 GMT+7

Điện gió, mặt trời chuyển tiếp mong gỡ vướng đàm phán giá

Những vướng mắc trong đàm phán giá mua điện và áp dụng cơ chế tạm trong quá trình đàm phán cho dự án điện tái tạo chuyển tiếp khiến các nhà đầu tư lo ngại.

Điện gió, mặt trời chuyển tiếp mong gỡ vướng đàm phán giá - Ảnh 1.

Các nhà đầu tư cho rằng việc áp dụng không hồi tố có thể gây rủi ro trong đàm phán giá - Ảnh: NGỌC HIỂN

23 nhà đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đã hoàn thành đầu tư xây dựng tiếp tục có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng về việc tháo gỡ vướng mắc trong đàm phán giá mua bán điện và áp dụng cơ chế giá tạm trong quá trình đàm phán cho các dự án điện tái tạo chuyển tiếp. 

Trong kiến nghị này, các doanh nghiệp nêu ra thực tế đã có 28 nhà đầu tư nộp hồ sơ và đề nghị tham gia đàm phán với Công ty Mua bán điện (EVN-EPTC). Tuy vậy, có nhiều hồ sơ nộp chưa được chấp thuận đủ điều kiện đàm phán hoặc tiến độ đàm phán còn rất chậm do thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể, làm cơ sở tính toán giá điện và đàm phán. 

Để tháo gỡ khó khăn này, các nhà đầu tư nhắc lại việc EVN đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương về những tồn tại trên và đề nghị bộ sớm ban hành phương pháp xác định giá đàm phán, hướng dẫn các vấn đề còn vướng mắc làm cơ sở để thực hiện. 

Đồng thời, EVN cũng đã có văn bản gửi tới EPTC về việc xem xét mức giá tạm thời lớn hơn/hoặc bằng 50% giá trần của khung giá phát điện cho nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp tại quyết định 21. Theo đó, các bên sẽ đàm phán, thống nhất áp dụng mức giá điện tạm thời cho đến khi có thỏa thuận chính thức. 

Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại rằng việc EVN ra điều kiện là nếu trong trường hợp giá tạm này được thanh toán, không hồi tố và trừ vào thời gian hợp đồng mua bán điện (PPA), thì đây sẽ trở thành giá điện thanh toán chính thức. 

“Việc mua năng lượng tái tạo với mức giá trên là đi ngược lại hoàn toàn với chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, cam kết của Chính phủ” - các nhà đầu tư bày tỏ lo lắng. 

Vì vậy, để tránh lãng phí nguồn điện, các nhà đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, yêu cầu Bộ Công Thương rà soát, báo cáo Chính phủ về những kiến nghị mà các nhà đầu tư đã nêu ra trước đó về những khó khăn, bất cập trong việc xây dựng và ban hành cơ chế giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp tại quyết định 21 và thông tư 01. 

Các doanh nghiệp mong Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Công Thương sớm ban hành các quy định hướng dẫn theo thẩm quyền, làm cơ sở pháp lý cho EVN và chủ đầu tư đàm phán. Đồng thời, Bộ Công Thương và EVN cần huy động tạm thời phát điện các dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và vận hành. 

Thời gian huy động tạm thời được áp dụng theo các phương án được các chủ đầu tư kiến nghị: EVN thanh toán cho chủ đầu tư bằng 90% giá trần của khung giá theo quyết định 21 trong thời gian huy động đến khi có giá cuối cùng, trường hợp nếu không hồi tố; hoặc EVN thanh toán bằng 50% giá trần của khung giá trong thời gian huy động tạm thời và được thực hiện hồi tố. 

Doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn Thủ tướng giao phó thủ tướng họp với Bộ Công Thương, các bộ ngành liên quan và đại diện các nhà đầu tư để thống nhất giải pháp huy động tạm thời phát điện các dự án điện chuyển tiếp. 

Chốt giá điện tái tạo chuyển tiếp trước 31-3: Bộ thúc, doanh nghiệp nói cần thời gianChốt giá điện tái tạo chuyển tiếp trước 31-3: Bộ thúc, doanh nghiệp nói cần thời gian

Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với chủ đầu tư các nhà máy điện chuyển tiếp để thỏa thuận, thống nhất giá điện trước ngày 31-3 là nhiệm vụ bất khả thi do còn nhiều vướng mắc trong thủ tục thực hiện, chưa kể chỉ mới có 1/85 chủ đầu tư.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên