Thứ 3, ngày 26 tháng 1 năm 2021
Phó chủ tịch Hà Giang chính là 'anh Q' được nhờ vả khi lãnh đạo sở 'làm khó'?
TTO - Phó chủ tịch UBND Hà Giang Trần Đức Quý được bị cáo Nguyễn Thanh Hoài nhắn tin nhờ trợ giúp vì lãnh đạo Sở GD-ĐT "nâng cao quan điểm" khi chuyển bài thi từ trường chuyên về sở.

Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài được dẫn giải tới tòa sáng 15-10 - Ảnh: NAM TRẦN
Sáng 15-10, HĐXX phiên tòa vụ gian lận thi cử tại Hà Giang tiếp tục xét hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hoài - nguyên trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Giang.
Luật sư Hoàng Văn Hướng nói trong tài liệu điều tra, thu thập tài liệu tin nhắn của bị cáo vào ngày 10-7 có ký hiệu "Q". Bị cáo giải thích về việc có 1 tin nhắn được gửi đi gửi lại với 1 người có ký hiệu "Q".
Vậy "Q" là ai?
Luật sư Hướng xin phép công bố nội dung tài liệu tin nhắn: "Em báo cáo anh 2 việc. Một em vừa đổi danh sách dữ liệu thi xong, kết quả dữ liệu trên phần mềm quản lý ghi của bộ trùng khít với dữ liệu trong đĩa CD anh Sử giữ.
Hai, việc Lương chuyển bài thi trắc nghiệm và thiết bị xử lý bài thi về sở là theo điều 26 quy chế thi và được sự đồng ý của em với nhiệm vụ phó chủ tịch Hội đồng thi và trưởng ban thư ký. Xong thầy Trình, thầy Bình, thầy Sử, cô Chính đang nâng cao quan điểm và làm khó, có gì anh xem giúp em".
Người tên "Q" nhắn lại: "OK, có gì anh bàn với anh Sử".
Vậy "Q" có phải là ông Quý - phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang? - Luật sư hỏi. Bị cáo Hoài nói "Q là anh Trần Đức Quý - phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang".
Luật sư hỏi tiếp: Thầy Sử, thầy Bình, cô Chính đang gây khó khăn gì? Bị cáo cho biết nhắn tin cho anh Quý vì thầy Sử, thầy Bình, cô Chính đã cho rằng bị cáo đang vi phạm quy chế thi.
Bị cáo Hoài khẳng định lời khai trước đó tại cơ quan điều tra là khách quan và chính xác.
Sau đó, HĐXX xét hỏi ông Sử, ông Bình, cô Chính nói gì mà bị cáo lại nhắn tin cho ông Quý.
"Tôi nhắn tin nhắn này cho anh Quý - trưởng ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, tôi nhớ chính xác là theo quy chế chấm thi trắc nghiệm và quy chế chấm thi tự luận là tất cả bài thi chấm thi xong phải được niêm phong và bảo quản tại Sở GD-ĐT.
Khi tôi đưa chìa khóa cho anh Lương chuyển về thì ông Sử, ông Bình, cô Chính cho rằng chúng tôi vi phạm quy chế thi", bị cáo Hoài nói.
Sau đó chủ tọa phiên tòa công bố bản kết luận giám định bút lục 346 và 345, theo quyết định giám định số 5097 ngày 19-11-2018 của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an. Trong bút lục 346 thì nội dung không có câu nào là gây khó khăn cả, theo chủ tọa.
Hội đồng xét xử đang chuyển sang phần xét hỏi ông Phạm Văn Khuông (cựu phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang).
-
TTO - 8h sáng 26-1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.587 đại biểu chính thức, đại diện cho 5,1 triệu đảng viên trên toàn quốc.
-
TTO - Sáng 26-1 tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Báo cáo của Ban chấp hành trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
-
TTO - Sáng 26-1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn khai mạc.
-
TTO - Tại UBND TP Thủ Đức trong ngày đầu tiên hoạt động (25-1), công dân tên Lưu Thị Ba khi tiếp nhận hồ sơ có con dấu của UBND TP Thủ Đức đã vui vẻ nói: 'Tôi có con dấu đầu tiên của TP Thủ Đức rồi nè...'.
-
TTO - Sự kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế, trải dài từ châu Á sang châu Âu, đến tận châu Mỹ và châu Phi.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận