Sẽ làm rõ hành vi của những người liên quanGần 200 cán bộ thuê người thi hộNêu tên 200 cán bộ thuê người thi hộ?
Còn nhiều kẽ hở
Để lấy chứng chỉ TOEFL, TOEIC đạt điểm số 450 không dễ dàng đối với những người tạm gọi là khá, chứ chưa nói để đạt điểm từ 500 trở lên. Tôi cũng trải qua một lần thi để lấy chứng chỉ TOEFL năm 2011, sau sáu tháng miệt mài luyện thi mà chỉ đạt được 450 điểm. Những cơ sở mà tôi và những đồng nghiệp dự thi tại Hà Nội đều tổ chức hết sức chặt chẽ. Dường như không có khái niệm: hỏi bài, quay bài, nhờ cậy, ký tín, ám hiệu, tráo bài... đặc biệt đội ngũ những người coi thi làm việc trách nhiệm và tuân thủ nguyên tắc nghiêm ngặt của của trung tâm. Vậy làm sao còn những kẽ hở?
Thực tế nhiều người vẫn còn có nhiều “cơ hội” để kiếm được số điểm theo yêu cầu mà không cần phải bỏ công sức học khi có những người thi hộ, thi thuê. Thủ thuật mà tôi được biết qua một số người bạn kể lại trong thi thuê, thi hộ là dùng ký tín ám hiệu, điều này giám thị khó phát hiện. Chẳng hạn Câu 1: Đáp án A - gật đầu một lần; Câu 2: Đáp án B - hai ngón tay giơ lên; câu 3: C - gật đầu ba lần...
Cứ như vậy, người đi thi chỉ cần tập huấn qua một số buổi nhất định theo một sự thống nhất đặc biệt nào đó thì có thể làm bài thi và đạt được điểm số theo “hợp đồng”. Hoặc một chiêu thức nữa là tráo bài thi khi chuẩn bị nộp bài, những người có “kinh nghiệm” việc này cũng không khó, hơn nữa lại dùng bút chì nên cũng dễ dàng thay đổi các thông tin trong ít phút. Thủ thuật khác là làm giả chứng minh nhân dân, nếu như có sự móc nối với người có trách nhiệm chính tại phòng thi, ngoài phòng thi thì cũng không quá khó khăn.
Gần 200 cán bộ thuê người thi hộ bị phát hiện quả là một sự kiện lớn. Nhưng liệu có còn những người chưa bị phát hiện? Bằng cấp, chứng chỉ... đối với những người này thực chất chỉ là “hữu danh vô thực”. Nếu họ lại là cán bộ thì rõ là cả “đức” lẫn “tài’ đều không có, vậy làm sao họ có thể có đủ “phẩm chất - năng lực” của người cán bộ như yêu cầu?
TRẦN VĂN THÀNH
Không có tự giác chức nghiệp
Cán bộ là công chức của Đảng, của Nhà nước. Việc bổ nhiệm cán bộ ở ta là một quy trình mà những ai từng kinh qua công tác tổ chức hoặc trực tiếp là đối tượng của quy trình này sẽ hiểu độ chặt chẽ của nó như thế nào. Vậy mà vẫn có thể lọt lưới không chỉ một ông chủ tịch UBND thị trấn xài bằng giả, thời gian gần đây rộ lên rất nhiều vụ việc “xài bằng không có nguồn gốc thực” của cán bộ nhiều cấp, thì quả là khó hiểu?
Ta có thể chống chế: trước tiên trách nhiệm cung cấp văn bằng chứng chỉ là trách nhiệm cá nhân. Lý luận này được chấp nhận, nhưng khi trách nhiệm cá nhân được đặt ra trước những vụ đã bị phát hiện thì lại là việc khác. Làm sao có thể cho một người sử dụng bằng giả (gian dối) tiếp tục cương vị hành chính của mình, một cương vị đại diện cho nhà nước pháp quyền, khi đã vi phạm có dấu hiệu hình sự? Càng không thể biện minh rằng do ông/anh/chị ấy chưa đưa bằng giả này vào hồ sơ. Vậy khi bổ nhiệm, cơ quan tổ chức căn cứ vào chuyên môn nào của họ để bổ nhiệm nếu không căn cứ vào cái bằng “không được thật” này?
Những mắc mứu trong vụ việc nổi cộm này với cách giải thích lòng vòng của cơ quan thụ lý sự việc càng cho thấy một trong những khâu yếu của cán bộ hiện nay là không trang bị được cho cán bộ lòng tự trọng, nhân cách nên họ không có tự giác chức nghiệp. Ông chủ tịch UBND thị trấn trên lẽ ra không nên chờ “từ đây đến hết nhiệm kỳ bổ sung bằng... thật” mà phải lập tức từ chức ngay. Tôi càng không hiểu từ nay ông sẽ đối diện với dân làm sao khi mỗi lần tiếp dân có thể nghe người ta thắc mắc: liệu cái chữ ký và những gì ông giải quyết có phải là thật?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận