08/10/2018 10:32 GMT+7

Nói đến phở, nhớ đến Việt Nam

NGUYỄN SINH (TP.HCM)
NGUYỄN SINH (TP.HCM)

TTO - Trong các loại hình văn hóa, "văn hóa ẩm thực" của Việt Nam có thể sánh với các nền văn hóa ẩm thực bề dày như Trung Quốc, Pháp...

Nói đến phở, nhớ đến Việt Nam - Ảnh 1.

Thực khách thưởng thức món phở tại Cali Shop, Hoa Kỳ - Ảnh: THANH ĐẠM

Món ăn Việt luôn được đánh giá ngon vì không quá nhiều dầu mỡ, cũng không quá cay. Quan trọng nữa, các món ăn thường nhiều rau xanh, trang trí, kết hợp gia vị hài hòa và có nước chấm đặc trưng. Mỗi vùng miền đều có những món ăn đặc sản, độc đáo, hấp dẫn.

Nhiều nguyên liệu, gia vị món ăn của Việt Nam là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh.

Theo các nghiên cứu thực tế cho biết việc xúc tiến quảng bá du lịch thông qua văn hóa ẩm thực là cách nhanh nhất, gây ấn tượng nhất, chi phí ít lại dễ đi vào lòng người. Khai thác được giá trị và thế mạnh này không chỉ thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển, mà còn gia tăng sự phát triển của các ngành dịch vụ.

Năm 2011, trong 50 món ngon thế giới do Đài CNN bình chọn có 3 món là phở, gỏi cuốn, chả giò của Việt Nam, và có thể nói phở là phổ biến hơn cả trong ba món ngon đó. Riêng tại Mỹ, phở Việt du nhập mạnh mẽ, xếp ngang với các món như pizza Ý, bánh burritos Mexico hay sushi Nhật.

Bấy nhiêu đó cũng đủ để nói rằng món phở có thể trở thành một thương hiệu quốc gia của ngành du lịch Việt Nam.

Vấn đề là chúng ta có lựa chọn để xây dựng hình ảnh quốc gia theo cách này và xây dựng một chiến lược hành động cụ thể ra sao?

Tôi cho rằng để phở trở thành thương hiệu quốc gia, không chỉ doanh nghiệp mà cả Chính phủ cũng phải xắn tay vào, bắt tay cùng hành động.

Các nhà hàng, quán phở được lựa chọn phải biết cách đan xen giữa ẩm thực và trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật Việt, nghe âm nhạc Việt, sử dụng nhân công gồm các phụ nữ mặc áo dài (hoặc áo bà ba) nhằm tạo ra một không gian rất Việt thể hiện nền văn hóa lúa nước tại bất cứ đâu.

Khi các nhà hàng Việt được trang trí không gian thuần Việt như vậy, món phở Việt càng thể hiện nét văn hóa Việt tạo lòng tự hào dân tộc, nhất là khi được người nước ngoài chứng kiến, đó là hình ảnh đẹp của quốc gia.

Từ đó cũng là sự phát triển kinh tế dịch vụ trực tiếp, cùng kéo theo các ngành kinh tế sản xuất phụ trợ trong nước...

Để được như thế, các món ăn cần được chuẩn hóa và tìm ra một công thức chung cho phở Việt cùng các phụ gia. Dĩ nhiên từ đầu bếp đến nhân viên và cả hãng du lịch cũng phải nắm bắt các quy chuẩn này.

Hơn nữa, cần xây dựng các công ty phát triển những nhà hàng đạt chuẩn được quốc tế thừa nhận quảng bá ra thế giới. Bởi chính sự kết hợp kinh tế với văn hóa, kết hợp ẩm thực du lịch sẽ là yếu tố thành công của thương hiệu quốc gia: "Phở Việt".

Đã qua rồi cái thời "hữu xạ tự nhiên hương" mà hãy bắt tay vào làm công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá món phở thật cụ thể, bài bản và dài hơi.

Bài tham dự cuộc thi Hiến kế Ngày của phở xin bạn đọc gửi về email hienkengaycuapho@tuoitre.com.vn.
Nói đến phở, nhớ đến Việt Nam - Ảnh 3.
Thưởng thức phở tại 'Ngày của Phở Việt Nam' Thưởng thức phở tại "Ngày của Phở Việt Nam"

TTO - Chiều 12-12, tại trung tâm hội nghị White Palace, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức hội thảo và triển lãm "Ngày của Phở" - chính thức đề xuất xác lập "Ngày của Phở Việt Nam" là ngày 12/12 hàng năm.

NGUYỄN SINH (TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên