Thứ 6, ngày 5 tháng 3 năm 2021
Nobel Kinh tế về tay 2 nhà kinh tế nghiên cứu lý thuyết đấu giá
TTO - Giải Nobel Kinh tế 2020 đã về tay hai nhà kinh tế Mỹ là Paul R. Milgrom và Robert B. Wilson với nghiên cứu “sáng tạo những công thức đấu giá mới”.

Các chuyên gia đoạt giải Nobel Kinh tế năm nay đã bắt đầu với một lý thuyết nền tảng, sau đó sử dụng các kết quả thu được vào ứng dụng thực tiễn, giúp nó lan tỏa toàn thế giới. Các phát hiện của họ đã đem lại lợi ích lớn cho xã hội.
Chủ tịch Ủy ban giải Nobel Kinh tế Peter Fredriksson
Các nhà kinh tế thắng giải năm nay đã nghiên cứu cách thị trường đấu giá hoạt động. Họ cũng sử dụng hiểu biết của mình để thiết kế các mô hình đấu giá mới cho các loại hàng hóa và dịch vụ khó bán theo cách cổ điển, ví dụ như sóng phát thanh.
Các thương gia, người mua và cơ quan thuế trên toàn thế giới đều hưởng lợi từ những đóng góp trên.
Vì mỗi người luôn muốn bán với giá cao hơn và mua với giá rẻ nhất, mọi vật hiện nay đều được qua tay với hình thức đấu giá. Không chỉ các vật dụng trong gia đình, đồ cổ hay tác phẩm nghệ thuật, cả chứng khoán, khoáng sản và năng lượng đều có thể mua bán bằng hình thức này.
Sử dụng lý thuyết đấu giá, các nhà nghiên cứu cố gắng tìm hiểu hệ quả từ các quy định khác nhau về ngã giá và chốt giá.
Nhà kinh tế Robert Wilson đã phát triển lý tuyết đấu giá đối với các vật dụng có giá trị chung (common value), tức các giá trị không được xác định từ đầu nhưng được tất cả mọi người đồng ý sau khi chốt.
Điển hình, giá hợp đồng tương lai của sóng phát thanh hoặc sản lượng quặng tại một địa điểm cụ thể. Ông Wilson cho thấy các nhà đấu giá thường ra giá thấp hơn so với giá trị chung họ ước lượng.
Khi xã hội dần phát triển, nhiều loại hàng hóa phức tạp hơn ra đời, chẳng hạn như vị trí trong bãi đậu máy bay.
Để đáp ứng nhu cầu định giá cho chúng, các nhà kinh tế Paul R. Milgrom và Robert B. Wilson đã sáng tạo ra hình thức đấu giá mới, trong đó bán đấu giá đồng thời nhiều hàng hóa có liên quan với nhau.
Phương pháp này dựa trên lý thuyết rằng người bán được động viên bởi các lợi ích xã hội lớn hơn doanh thu tối đa.
Vào năm 1994, Mỹ là chính quyền đầu tiên sử dụng phương pháp trên đế bán sóng phát thanh cho các nhà mạng viễn thông. Kể từ đó, nhiều quốc gia khác đã học theo cách làm này.
Giải Nobel kinh tế có tên chính thức là Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel.
Giải Nobel Kinh tế thường được trao cho các nghiên cứu về bất bình đẳng, tâm lý học trong kinh tế, các mô hình đấu giá, sức khỏe nền kinh tế hay thị trường lao động. Đây là giải thưởng cuối cùng trong mùa giải Nobel năm nay.
Năm 2019, giải Nobel Kinh tế đã được trao cho ba kinh tế gia vì những nghiên cứu nhằm cải thiện tình trạng nghèo đói toàn cầu.
Các nhà kinh tế Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer cho biết nghiên cứu của họ nhằm "đảm bảo công cuộc chiến đấu với đói nghèo có căn cứ khoa học".
-
TTO - Ngày 4-3 (giờ địa phương), Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với quân đội Myanmar, đưa thêm Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ cùng 2 tập đoàn quân sự hàng đầu của nước này vào danh sách đen thương mại.
-
TTO - Sau 5 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương, sức khỏe của bé gái rơi từ tầng 12 chung cư trên phố Nguyễn Huy Tưởng (Hà Nội) đã ổn định, sáng nay 5-3 bé được ra viện.
-
TTO - Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận ngày 5-3, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn và tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ 'nhôm') về tội đưa hối lộ.
-
TTO - Bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe kiểm tra, tài xế H. từ chối kiểm tra nồng độ cồn và livestream quá trình làm việc của tổ công tác hơn 1 giờ trên mạng xã hội. Nam tài xế này đã bị phạt hơn 40 triệu đồng.
-
TTO - Căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung gia tăng xung quanh cuộc điều tra về nguồn gốc virus corona của WHO ở Vũ Hán, Trung Quốc. Trong diễn biến mới nhất, một nhóm các nhà khoa học hối thúc mở thêm một cuộc điều tra khác.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận