10/03/2018 13:03 GMT+7

Những điều cần biết về bệnh đái tháo đường

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường, nhưng chủ yếu là do lối sống lười vận động và yếu tố di truyền.

Những điều cần biết về bệnh đái tháo đường - Ảnh 1.

Tiêm Insulin để giữ đường huyết ổn định. Ảnh: misnoticias.mx

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường hiện đang là căn bệnh phổ biến tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng, như suy thận, mù lòa, viêm loét bàn chân…, đặc biệt là bệnh lý về tim mạch, có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh.

Đường được đưa vào cơ thể bằng con đường ăn uống và chuyển hóa thành glucose. Glucose giúp sản sinh ra năng lượng đáp ứng nhu cầu vận động của con người. Insulin là chất được tiết ra từ tuyến tụy giúp cân bằng lượng glucose trong máu. Khi tuyến tụy bị suy yếu, insulin tiết ra không đủ thì lượng đường trong máu tăng cao, đến một mức độ nào đó sẽ bị đào thải ra nước tiểu, gây nên bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường được chia làm 2 loại: đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Trong đó, thường gặp nhất là đái tháo đường tuýp 2, khoảng 95%. Triệu chứng của bệnh là ăn nhiều, uống nhiều và đi tiểu nhiều, có thể sụt cân. Bên cạnh đó, còn có một số biểu hiện khác như cơ thể mệt mỏi, mắt mờ, chân tay tê bì…

Đa phần bệnh nhân tiểu đường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Lúc này, khả năng biến chứng là rất lớn, khiến cho thời gian điều trị dài và khó khăn hơn. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo những đối tượng sau đây cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 lần/năm: người trên 45 tuổi; người bị thừa cân, béo phì; phụ nữ sinh con trên 4kg; trong gia đình có người bị đái tháo đường… Phát hiện bệnh tiểu đường được thực hiện đơn giản bằng xét nghiệm đường máu lúc đói. Ở người bình thường, lượng đường trong máu là 4,4 đến 6,1 mmol/l. Ở người bệnh tiểu đường, chỉ số này lớn hơn 7,0 mmol/l.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường, nhưng chủ yếu là do lối sống lười vận động và yếu tố di truyền. Việc điều trị bệnh đái tháo đường phụ thuộc vào 3 yếu tố là dùng thuốc, dinh dưỡng và tập thể dục.

Đái tháo đường là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng trên cơ thể. Vì vậy, mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc và tư vấn chế độ ăn uống phù hợp. Song, đa số bệnh nhân đái tháo đường cần hạn chế ăn đồ ngọt, các chất béo, uống bia, rượu; nên ăn nhiều rau, củ, quả. Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/1 ngày. Ba yếu tố này có vai trò quan trọng như nhau. Việc thực hiện thiếu một trong ba sẽ không có tác dụng trọng điều trị bệnh.

Đái tháo đường không thể được chữa khỏi. Người bệnh sẽ phải sống chung với nó suốt đời. Do đó, việc giúp đỡ, hỗ trợ tinh thần từ người nhà đối với bệnh nhân là hết sức quan trọng. Duy trì lượng đường huyết ổn định sẽ hạn chế các biến chứng, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân đái tháo đường.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên