* Tổng tham mưu trưởng Mỹ: Trung Quốc khiêu khích và đe dọa* Indonesia tăng cường quân sự đề phòng Trung Quốc
Thủ tướng Nhật: Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng biển ĐôngMỹ ủng hộ dùng pháp lý trong tranh chấp biển Đông Philippines ủng hộ quan điểm của Việt Nam về biển Đông
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La (Singapore) * Ảnh nhỏ: nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Phó Oánh - chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc - tại Đối thoại Shangri-La - Ảnh: Reuters |
Đó là thông điệp mà Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã đưa ra tại lễ khai mạc Đối thoại Shangri-La diễn ra tối 30-5 tại Singapore. Kêu gọi việc đạt được “hòa bình và thịnh vượng mãi mãi” ở châu Á, ông Abe nhấn mạnh: “Tất cả các nước đều phải tuân thủ theo luật quốc tế”. Đây là ám chỉ rõ ràng đến Trung Quốc, nước đã liên tục vi phạm luật pháp và thông lệ quốc tế với các hành vi đơn phương của mình tại biển Đông và biển Hoa Đông.
Ngoài thông điệp đó, ông Abe khẳng định Nhật “muốn đóng vai trò lớn hơn và chủ động hơn hiện tại để giúp cho an ninh thêm chắc chắn ở châu Á và trên thế giới”. Đây là tuyên bố mới nhất của thủ tướng Nhật trong việc tháo bỏ dần những ràng buộc về hiến pháp có từ sau Thế chiến II đến nay khiến Tokyo không thể tham chiến ở bên ngoài.
Phải tôn trọng luật quốc tế
Chống Trung Quốc dùng vũ lực thay đổi hiện trạng Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia hàng hải Christian Le Miere của IISS, đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La, bình luận: “Nếu nhìn vào hoạt động đối ngoại của ông Abe trong năm vừa rồi có thể thấy ông chú trọng ASEAN thế nào. Ông tới thăm cả 10 nước ASEAN trong năm đầu tiên cầm quyền. Rõ ràng ông ấy chú trọng tới việc phát triển quan hệ với ASEAN, nhìn nhận vai trò của Nhật như là người hỗ trợ các nước đang có xung đột với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines. Việc cung cấp thuyền, hỗ trợ cho các nước khu vực sẽ giúp tạo ra thế đối trọng tốt hơn trước Trung Quốc, chống việc Trung Quốc tìm cách dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng”. |
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, thủ tướng Nhật khẳng định sẽ ủng hộ “hết mức” nỗ lực của các nước ASEAN trong việc bảo vệ bờ biển. “Nhật sẽ hỗ trợ hết mức cho nỗ lực của các nước ASEAN trong đảm bảo an ninh trên biển, trên không và duy trì quyền tự do hàng hải, tự do hàng không” - ông Abe nói.
Đối thoại Shangri-La diễn ra khi cả hai vùng biển quanh Trung Quốc đều đang nóng với các căng thẳng. Ở biển Đông, căng thẳng leo thang đột ngột sau khi Bắc Kinh đơn phương kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong khi tại biển Hoa Đông, sau những căng thẳng về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Senkaku/Điếu Ngư năm ngoái, máy bay quân sự Trung Quốc mới tuần trước bay sát và suýt đụng độ máy bay quân sự Nhật.
“Luật lệ quốc tế quy định trật tự để quản lý các đại dương” - ông Abe nhấn mạnh. Ba nguyên tắc cơ bản nhất của Luật biển được ông Abe nêu ra là các nước phải “làm rõ các tuyên bố chủ quyền của mình là dựa trên luật biển”, các nước “không dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền” và “tìm cách giải quyết mâu thuẫn bằng các biện pháp hòa bình”.
“Điều này có nghĩa là đưa ra những tuyên bố chủ quyền thành thật với Luật biển, không dùng tới vũ lực hay đe dọa - ông Abe khẳng định - Tất cả đều là lẽ thường, rõ ràng và đơn giản”. Thủ tướng Nhật lấy ví dụ việc Indonesia, Philippines giải quyết vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn của mình là một ví dụ. “Cần lên án mạnh mẽ các hành động thay đổi nguyên trạng bằng cách tạo thành sự đã rồi hết lần này tới lần khác. Đó là hành vi vi phạm cả ba nguyên tắc của Luật biển” - ông đưa ra thông điệp nhắm thẳng vào Trung Quốc.
Ủng hộ Việt Nam ở biển Đông
Ông Abe cho biết Chính phủ Nhật ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của Philippines kêu gọi một giải pháp đối với cuộc xung đột trên biển Đông thật sự tuân thủ ba nguyên tắc này. Ông cũng khẳng định Nhật ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại. Thủ tướng Nhật kêu gọi việc sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc.
Ngoài ra, Thủ tướng Abe cũng thông báo Nhật sẽ hỗ trợ việc nâng cấp năng lực trên biển cho ASEAN, trong đó có việc cấp mới 10 tàu tuần tra cho Philippines cũng như đẩy nhanh việc cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam (đang trong quá trình tham vấn). Ông nhắc lại việc Nhật đã hoàn tất được nguyên tắc về việc chuyển giao vũ khí và công nghệ quốc phòng cho các nước.
“Nhật sẽ kết hợp một loạt phương án, từ ODA, xây dựng năng lực bởi lực lượng phòng vệ, hợp tác thiết bị và công nghệ, để giúp các nước ASEAN bảo vệ bờ biển” - ông Abe nhấn mạnh. Trong bài phát biểu, Thủ tướng Abe cũng công khai ý định gỡ bỏ những hạn chế của bản hiến pháp hòa bình hiện đang ngăn cản quân đội Nhật không được tham chiến ở nước ngoài. Quyền tự vệ tập thể này đã là vấn đề mà ông Abe liên tục thúc đẩy trong nội bộ Nhật thời gian vừa qua.
“Chúng ta đang ở kỷ nguyên mà không nước nào còn có thể duy trì hòa bình bằng chính bản thân mình - ông cho biết - Đây chính là lý do mà Nhật đang sửa lại luật về quyền tự vệ tập thể và hợp tác quốc tế”.
Phóng to |
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh (phải) trao đổi với quan chức nước ngoài tại Đối thoại Shangri-La - Ảnh: T.T. |
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tham dự Đối thoại Shangri-La
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cùng đoàn lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh uy tín bậc nhất tại khu vực. Theo chương trình hôm nay, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu trong phiên toàn thể về “Kiểm soát căng thẳng chiến lược”.
Chiều 30-5, bên lề đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã có cuộc gặp song phương với bộ trưởng quốc phòng Singapore, New Zealand và gặp đại diện tập đoàn vũ khí hàng đầu thế giới Lockheed Martin. Hôm nay, bộ trưởng có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng như Bộ trưởng Quốc phòng Pháp.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Trung Quốc cảnh báo Nhật không can thiệp vào tranh chấp biển ĐôngTrung Quốc xiên xỏ Nhật "mưu đồ" ở biển ĐôngMỹ, Nhật bày tỏ quan ngại về biển Hoa Đông và biển ĐôngPhải cho thấy Việt Nam xứng đáng được ủng hộNgười Việt khắp thế giới hướng về biển Đông
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận