16/08/2012 11:34 GMT+7

Nhà bác học có cần phải học chính quy không?

HUU QUY
HUU QUY

TTO - Tuyển hay không tuyển công chức tốt nghiệp đại học hệ tại chức và có nên duy trì hình thức đào tạo này không? Câu hỏi đụng chạm đến quyền lợi nhiều người này tiếp tục được nhiều bạn đọc bình luận, mổ xẻ.

Công bằng và nghiêm ngặt hơnHệ tại chức: đứa con bị từ chốiHệ tại chức: không tuyển thì đào tạo làm gì?

2kI0D4jv.jpgPhóng to
Biếm họa: DAD

Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến:

* Theo tôi, cho dù người học có học hệ nào đi chăng nữa vẫn có người yếu và người giỏi, mà mục đích của việc tuyển dụng là tìm người có năng lực và phẩm chất đạo đức. Vậy, việc xét tuyển hồ sơ khi tuyển dụng công chức hiện nay là chưa đánh giá đúng năng lực và phẩm chất của ứng viên. Có những ứng viên tốt nghiệp chính quy loại khá giỏi nhưng không làm tốt được công việc mà cơ quan yêu cầu, ngược lại có nhiều người mà tôi đã gặp, họ tốt nghiệp tại chức nhưng rất giỏi. Qua đó cho thấy chúng ta cần phải có quy trình tuyển dụng hiệu quả hơn mới chọn được người tài thật sự, chẳng hạn như tổ chức thi, kiểm tra nghiêm túc.

iy8AOZCb.jpgPhóng to
Mời bạn vào tải ứng dụng Tuổi Trẻ dành cho smartphone và tablet sử dụng hệ điều hành Android đã có trên Google Play
* Việc một số địa phương không tuyển hệ tại chức đã đụng chạm đến lợi ích của nhiều người đã, đang học tại chức. Vì vậy rất nhiều ý kiến không đồng ý với cách làm trên là bình thường, có thể dự đoán. Nhưng động thái này, theo cá nhân tôi nghĩ là một hành động nóng vội chứ không phải sai hoàn toàn. Việc tinh giảm dần lực lượng tại chức trong cán bộ công nhân viên là hướng đi đúng, nhưng cần có lộ trình thực hiện đàng hoàng và cần đảm bảo lợi ích cho những người có năng lực.

* Theo tôi, nhiều ý kiến cho rằng đại học tại chức chất lượng còn hạn chế là điều tất nhiên vì những lý do sau:

Đối tượng học đại học tại chức hầu hết là học sinh có học lực từ trung bình trở xuống, do vậy thi đại học không đỗ và cũng không đủ điểm để xét tuyển nguyện vọng 1,2, vì vậy phải học tại chức (trừ một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện tham dự các lớp chính quy); mặt khác thời gian học tại chức không đảm bảo theo yêu cầu như hệ chính quy. Vì vậy không thể có kết quả tốt hơn hệ chính quy.

Theo tôi, việc học tại chức là để dạy cho các đối tượng hiện đã và đang làm việc có thêm kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ đang làm. Tuy nhiên, hiện nay đa số sinh viên tại chức đều là học sinh vừa tốt nghiệp THPT, thi đại học rớt, nhưng các thầy cô cứ dạy theo phương pháp dạy cho đối tượng học đã từng làm việc. Do vậy họ không tiếp thu được.

Việc không tuyển dụng sinh viên tại chức vào làm việc ở các cơ quan nhà nước là hoàn toàn đúng, vì cán bộ nhà nước (là người quản lý) phải có trí tuệ cao hơn đối tượng bị quản lý. Việc đào tạo đại học không chỉ phục vụ cho cơ quan nhà nước mà cho cả xã hội, nếu cơ quan nhà nước không có nhu cầu và xã hội cũng không có nhu cầu thì hình thức đào tạo tại chức cần xem lại và không nên tiếp tục đào tạo vì cung vượt quá cầu.

* Làm việc gì cũng vậy, yếu tố quan trọng là con người phải yêu nghề, tâm huyết với nghề. Điều này còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố môi trường công tác. Trong môi trường công tác, quan trọng nhất là công bằng. Việc tuyển dụng cần có một kỳ thi xét tuyển nghiêm túc, minh bạch công khai thông qua sát hạch định kỳ để biết rõ năng lực của từng người.

Đây cũng chỉ là bước đầu (tất nhiên là quan trọng) nhưng không phải là duy nhất để phát huy được năng lực của họ. Những nơi có điều kiện thì đặt ra quy định tốt nghiệp những trường có thương hiệu hệ chính quy, còn những vùng sâu, vùng xa nếu cũng như thế thì sẽ không có ai nộp hồ sơ.

* Những kiến thức ta đang học và đang áp dụng trong cuộc sống là từ đâu mà ra, mục đích đào tạo để làm gì? Một số nhà bác học cũng đâu phải được học bài bản chính quy, nhưng hiện chúng ta đang học từ những phát minh nghiên cứu của họ. Phải chăng tương lai kiến thức không tìm ở đâu ra mà học nữa... Thật đáng buồn cho những con người có chí hướng và thiếu may mắn.

* Sau khi đọc các bài thảo luận, chia sẻ ý kiến về việc học tại chức, tôi xin có một vài ý kiến nhỏ sau đây:

- Thứ nhất, nguồn gốc nguyên thủy của việc học tại chức là trước đây thời kỳ bao cấp, ông bà, bố mẹ, anh chị em sinh trước năm 1975 ở ngoài Bắc nhiều người không có điều kiện để học tập. Họ vừa học tập, vừa lao động, vừa chiến đấu nên sinh ra học tại chức là việc làm hiển nhiên, được cả xã hội thời đó chấp nhận (với ngụ ý như vậy là quá tốt rồi).

- Thứ hai, hiện nay chúng ta - thế hệ trẻ (hầu hết, trừ một số nhỏ) đều có điều kiện để học tập thì cần phải cố gắng hết sức để học thật giỏi, để thi đỗ một cách đàng hoàng (chính quy) vào các trường công lập (có chất lượng, có uy tín). Đầu vào có đảm bảo, đầu ra cũng đảm bảo thì sợ gì không có người tuyển dụng.

- Thứ ba, việc thi không đỗ đại học chính quy, học đại học tại chức, học chuyên tu, học liên thông là việc không nên làm, bởi vì đầu vào đã yếu kém, đầu ra lại càng tệ hại. Nhất là đối với các ngành sư phạm (làm công tác giảng dạy đào tạo con người), ngành y tế (làm công tác cứu người) thì càng phải học chính quy, càng phải học ở những trường có chất lượng, có uy tín. Nếu không thì nguy cho cả xã hội. Bởi thầy "dốt" do trình độ năng lực có hạn thì trò được đào tạo lại càng "dốt hơn", bởi bác sĩ "dỏm" cũng do trình độ năng lực có hạn thì khi cầm dao mổ sẽ nguy hiểm biết mấy.

- Thứ tư, vấn nạn con ông cháu cha, xin vào làm bảo vệ tại cơ quan nhà nước, xin vào làm y tá, y sĩ của bệnh viện sau đó đi học tại chức, chuyên tu để được tuyển vào làm công chức, viên chức nhà nước (số đối tượng này lại có các điều kiện được ưu tiên hơn các đối tượng học chính quy trong quá trình tuyển dụng).

Từ những ý kiến nêu trên, theo tôi, Nhà nước nên bỏ loại hình đào tạo tại chức, chuyên tu, từ xa, cử tuyển; và các bạn hãy cố gắng để thi đỗ vào đại học chính quy, nếu không được thì hãy cố cho bằng được cho đến khi nào mình thi đỗ thì thôi. Hãy ngẫm lại mình coi thử trình độ của mình có bằng những người thi đỗ đại học chính quy hay không, lúc đó mình mới có quyền kết luận là học tại chức chẳng thua kém gì chính quy cả.

* Mời bạn tiếp tục thảo luận về vấn đề này qua email tto@tuoitre.com.vn hoặc qua phần Ý kiến bạn đọc dưới đây. Cám ơn.

HUU QUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên