Cộng đồng Việt Nam vẫn giữ truyền thống tổ tiên
Khi còn là một cô gái trẻ ở Việt Nam vào những thập kỷ 1950 và 1960, Le Ly Hayslip đã chờ đợi Tết Nguyên đán theo cách mà nhiều đứa trẻ mong chờ Giáng sinh.
Tết Nguyên đán của người Việt là thời điểm để đón tổ tiên đã khuất về nhà. Việc chuẩn bị cho sự "đón rước" này sẽ bắt đầu từ nhiều tháng trước đó. Dọn dẹp nhà cửa, thu hoạch lúa và nuôi một con gà trống để cúng tế bàn thờ.
Đêm trước Tết, Hayslip sẽ nhìn lên bầu trời tìm những ngôi sao băng để khấn cầu tổ tiên phù hộ. Cô bé sẽ được tặng giày và quần áo mới, sau đó sẽ được lì xì mừng tuổi mới.
Khi Hayslip đến San Diego vào năm 1970 với một người chồng Mỹ và hai đứa con, hầu như ở đây không có Tết. Có rất ít người Việt trong khu vực vào thời điểm đó, và việc mua hương, gạo nếp và các vật dụng khác cho bàn thờ rất khó khăn.
Tuy nhiên, cô bé Le Ly Hayslip ngày nào giờ đã 70 tuổi, bà luôn đảm bảo rằng Tết đúng với truyền thống nhất.
“Năm nào ở nhà tôi, dù đã ngoài 70, tôi vẫn hái cam và bưởi mà tôi có quanh nhà. Hoa, chanh dây, thứ gì có được tôi đều để ở bàn thờ”, bà nói với Đài CNN.
Đã nhiều thập kỷ trôi qua kể từ lần đầu tiên Hayslip đến Mỹ, và San Diego hiện là một trong những cộng đồng người Việt lớn trên cả nước Mỹ.
Trong khi Tết ngày nay được tổ chức rộng rãi hơn, điều quan trọng đối với bà là những truyền thống cốt lõi của ngày lễ không bị mất đi.
Tết Nguyên đán đã trở thành một sự kiện
Đến ngày 22-1, hàng triệu người Mỹ gốc Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và các nước châu Á khác sẽ đổ chuông đón Tết Nguyên đán.
Khi làn sóng người nhập cư châu Á định cư ở Mỹ và tiếp tục đến với số lượng lớn, Tết Nguyên đán đã được tổ chức ở nhiều nơi. Nhiều đường phố Mỹ không còn yên tĩnh vào ngày Tết châu Á, mà bà Hayslip cảm nhận được cách đây trên 50 năm.
Tại các thành phố có đông dân cư Đông Nam Á, các buổi sum họp gia đình tổ chức tại nhà. Kèm theo đó là chợ hoa Tết Nguyên đán, diễu hành, tiệc tối và bắn pháo hoa. Một số trường công lập đã thêm ngày lễ vào lịch của họ.
Đó cũng là một sự thay đổi đáng kể so với những trải nghiệm ban đầu của cô Judy Leung ở Mỹ.
Là một trong những người đứng sau blog ẩm thực và sách dạy nấu ăn nổi tiếng The Woks of Life, Leung theo gia đình di cư từ Trung Quốc sang Mỹ lúc còn nhỏ.
Những ngày này, Leung có nhiều thời gian hơn để nấu một bữa tiệc năm mới công phu. Cô và chồng Bill, cùng hai con gái Sarah và Kaitlin, chia sẻ các công thức nấu ăn và truyền thống ẩm thực trên blog của gia đình.
“Khi tôi già đi, việc thực hiện các truyền thống cũ, khiến tôi cảm thấy gần gũi với cội nguồn của mình”, Leung viết trong một email gửi cho CNN.
Tết cũng đã truyền cảm hứng cho câu chuyện của Mina - một người Mỹ gốc Hàn trẻ tuổi.
Cha mẹ của Mina đến trường của cô bé để chia sẻ truyền thống Tết Nguyên đán của họ với các bạn cùng lớp.
Trong khi Mina mặc hanbok truyền thống, chỉ cho bạn bè cách thực hiện sebae (truyền thống cúi đầu trước người lớn tuổi của người Hàn Quốc) và ăn một ít bánh tteokguk ngon lành .
Tết Nguyên đán được công nhận là một ngày lễ chính thức của bang California
Một luật mới được Thống đốc Gavin Newsom ký nhằm công nhận Tết Nguyên đán là ngày lễ chính thức của nhà nước bang, theo kênh truyền hình ABC 10.
Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất được tổ chức trên khắp các quốc gia châu Á, cũng như cộng đồng người châu Á hải ngoại. Các lễ hội có thể kéo dài đến hai tuần. Tết Nguyên đán tính theo âm lịch và bắt đầu từ ngày trăng non đầu tiên và kết thúc vào ngày trăng tròn đầu tiên.
Theo thông cáo báo chí từ Thống đốc Newsom, nhân viên bang hiện có thể sử dụng tám giờ nghỉ phép, nghỉ phép hằng năm hoặc thời gian nghỉ bù để ăn mừng kỳ nghỉ.
Thống đốc Newsom nói việc công nhận Tết Nguyên đán là ngày lễ của bang, nhằm "thừa nhận sự đa dạng và ý nghĩa văn hóa mà người Mỹ gốc Á mang đến cho California".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận