Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Phòng Bầu dục ngày 21-12 - Ảnh: REUTERS
Vào tháng 11, chính phủ Mỹ đã đóng cửa suốt ba ngày vì Đảng Dân chủ muốn ép Tổng thống Donald Trump và phe Cộng hòa tìm một giải pháp cho DACA - chương trình bảo vệ những người nhập cư bất hợp pháp bị đưa vào Mỹ từ khi còn nhỏ.
Chỉ hai tuần sau, chính phủ lại một lần nữa đóng cửa trong vài tiếng đồng hồ vì Thượng nghị sĩ Rand Paul không đồng ý với kế hoạch chi tiêu của chính phủ sắp được phía Cộng hòa chiếm đa số thông qua.
Đó là một nước cờ chính trị để khiến đảng đối thủ phải trả giá khi chính phủ bị đóng cửa. Cụ thể, nếu đối thủ của bạn bị dư luận công kích vì đã phá rối công việc của chính phủ, họ có thể phải nhượng bộ và lên bàn đàm phán.
Thế nhưng, Vox nhận định cách đánh này không còn mấy hiệu nghiệm.
Như một thói quen
Ông Trump được đoán là đã khao khát một đợt đóng cửa tiếp theo kể từ khi chính phủ đóng của lần thứ hai.
Chỉ vài ngày trước, ông tỏ ra nôn nóng "nhận công" trong nếu chính phủ phải đóng cửa và hứa hẹn giải quyết khủng hoảng này bằng cách phủ quyết dự luật cung cấp ngân sách mới. Thế nhưng, Tổng thống Mỹ đang hướng sự chỉ trích vào Đảng Dân chủ.
Ngược lại, phe Dân chủ phản bác rằng Quốc hội đã gần đạt được thỏa thuận, nhưng chính ông Trump đã phá hỏng nỗ lực trên bằng lời đe dọa của mình. Dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, mỗi lần tới thời hạn cho việc cung ngân sách đều lãnh chịu một đợt khủng hoảng nhỏ theo kiểu này.
Theo Vox, đây chỉ là cách Washington vận hành. Đặt ra thời hạn là động lực tốt nhất để thúc Quốc hội làm việc. Các nghị sĩ nhìn mọi khủng hoảng như một cơ hội để chính sách của họ được thông qua.
Vì thế, câu chuyện này ở Mỹ đã, đang và sẽ còn lặp lại.
Cử tri mau quên
Vox cho rằng có một lý do cho việc cử tri thường không quy kết trách nhiệm cho bất cứ bên nào khi chính phủ đóng cửa. Đó là họ quá mệ hỏi để quan tâm, hay thậm chí là ghi nhớ.
Trong đợt đóng cửa ba ngày vào đầu năm 2018, cử tri đổ tội cho phe Dân chủ và Tổng thống Trump gần như nhau. Nhưng "hình phạt" cho đảng này lại là chiến thắng 40 ghế ở Hạ viện và gần quét qua Thượng viện bằng làn sóng xanh.
Tương tự, nhiều nghiên cứu cho thấy người dân nghĩ ông Trump và đảng Cộng hòa có lỗi trong lần đóng cửa chính phủ thứ ba.
Thế nhưng, còn rất lâu mới đến thời điểm cử tri Mỹ phải đi bỏ phiếu. Nhiều người cho rằng không có mấy lý do tại thời điểm này có thể khiến vụ đóng cửa tạo ra những cơn dư chấn chính trị đáng kể.
Chẳng mấy ai thiệt hại
Sau vài lần đóng cửa chính phủ ở những năm 1990, Quốc hội Mỹ nhận ra họ không thực sự muốn đóng của toàn bộ chính phủ nếu không thể thông qua dự luật ngân sách.
Vì vậy, cơ quan này đã vạch ra một số mảng dịch vụ thiết yếu vẫn được vận hành trong thời gian "đóng cửa". Chính vì vậy chính phủ liên bang thực chất không hề đóng băng mọi hoạt động.
Những lĩnh vực sẽ không dừng lại trong vụ đóng cửa sắp tới bao gồm: an sinh xã hội, cứu thương và trợ cấp y tế; dịch vụ bưu chính; dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cựu binh; trợ cấp lương thực; quân đội; vụ điều tra của Robert Mueller; kiểm soát không lưu và tòa án.
Như vậy, thực tế là người dân không chịu mấy ảnh hưởng từ cuộc tranh chấp giữa ông Trump và phe Dân chủ. Vì thế, họ cũng chẳng có mấy lí do để quá quan tâm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận