Học sinh lớp 1 trong tiết dạy thử nghiệm SGK mới- Ảnh: CHU HÀ LINH
Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ban hành năm 2017 là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai biên soạn, thẩm định sách giáo khoa (SGK) để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bộ SGK lớp 1 vừa được Bộ GD-ĐT phê duyệt căn cứ theo các quy định tại thông tư này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những điểm bất cập.
Tại điều 11 của thông tư ban hành năm 2017 quy định người biên soạn SGK "có đầy đủ quyền công dân". Với quy định này, các tổ chức biên soạn SGK tiếng Anh vận dụng để mời các tác giả, chủ biên là người nước ngoài tham gia. Trên thực tế, có những đơn vị sử dụng sách do nhóm tác giả nước ngoài biên soạn, có hiệu đính lại.
Trong quá trình rà soát, Bộ GD-ĐT đã cho biết chỉ phê duyệt SGK do chủ biên, tác giả người Việt Nam biên soạn. Những đơn vị sử dụng tài liệu, SGK nước ngoài trong quá trình biên soạn SGK mới chỉ được dẫn nguồn.
Điều này làm nảy sinh ý kiến cho rằng các đơn vị biên soạn SGK không làm sai luật vì Thông tư 33 chỉ quy định người có "đầy đủ quyền công dân", có nghĩa họ có thể là công dân nước khác.
Vì vậy, để chặt chẽ, dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33 đã điều chỉnh quy định rõ người biên SGK "là công dân Việt Nam".
Dự thảo còn điều chỉnh, bổ sung một số nội dung quy định tại Thông tư 33 để chặt chẽ và phù hợp với thực tiễn.
Thông tư ban hành năm 2017 quy định cá nhân tham gia biên soạn SGK là người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, am hiểu khoa học giáo dục, có chuyên môn phù hợp với SGK được biên soạn. Người có đủ quyền công dân, phẩm chất đạo đức tốt. Người tham gia biên soạn không được tham gia thẩm định SGK.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận