29/08/2019 21:13 GMT+7

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa...

THANH YẾN - NGUYỆT NHI
THANH YẾN - NGUYỆT NHI

TTO - Không sách vở, không tiếng đọc bài, không làm bài tập… những bài học ở Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí (Củ Chi, TP.HCM) hầu hết là những buổi hoạt động ngoài trời như cắt cỏ, xới đất, trồng hoa, cho cừu ăn, quét dọn, và... học nói.

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa... - Ảnh 1.

Tập thể dục buổi sáng là một trong những hoạt động quan trọng để khởi động một ngày mới cho các em - Ảnh: THANH YẾN

Việc nhận biết và gọi tên đồ vật tưởng chừng đơn giản mà bất cứ đứa trẻ bình thường lên 3 nào cũng làm được, thế nhưng với các em bị hội chứng tự kỷ, gọi được tên đồ vật đã là điều đáng khen và có thể giao tiếp đã là một thành tích.

Những học sinh mắc hội chứng tự kỷ phần lớn đều gặp khó khăn trong việc thể hiện ngôn ngữ, điều hòa cảm giác cơ thể kém, sức khỏe yếu... Đó là lý do trường chú trọng luyện tập cho các em vận động nhiều hơn. Khi vận động, các kỹ năng khác cũng phát triển theo như việc phối hợp mắt với tay/chân, các giác quan linh hoạt hơn, thể lực được rèn luyện tốt hơn…

Cô Võ Thị Thùy, hiệu trưởng Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí (Củ Chi, TP.HCM), chia sẻ: "Vì các em là những học sinh đặc biệt nên cần các giáo viên đặc biệt, trường lớp đặc biệt và cách dạy cũng rất đặc biệt".

Không gian trường học được thiết kế mở, ánh sáng tự nhiên và cây xanh được trồng nhiều để tạo tối đa sự thoải mái và điều hòa cảm giác cho học sinh. Các em là những "người làm vườn" góp sức không nhỏ để chăm sóc không gian nơi mình sinh sống.

Những hoạt động cá nhân thường ngày được các em tự tay làm để nâng cao tính tự lập, giúp các em trang bị kỹ năng tự phục vụ bản thân khi ra hòa nhập với cộng đồng.

Bên cạnh đó, trường thường tổ chức những hoạt động khác theo sự kiện như làm thiệp tặng ba mẹ vào ngày lễ Vu lan, làm lồng đèn vào ngày Trung thu, tự gói quà tri ân các thầy cô vào ngày Nhà giáo Việt Nam…

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa... - Ảnh 2.

Sau khi tập thể dục, các em xếp hàng theo sự hướng dẫn của thầy cô để vào lớp - Ảnh: THANH YẾN

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa... - Ảnh 3.

Sáng thứ sáu là buổi tổng vệ sinh trong tuần, các bạn sẽ làm vệ sinh trong khu vực dưới sự hướng dẫn của thầy cô - Ảnh: THANH YẾN

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa... - Ảnh 4.

Sau khi ăn trưa, các bạn tự rửa chén bát của mình dưới sự hướng dẫn của thầy cô - Ảnh: THANH YẾN

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa... - Ảnh 5.

Học sinh lớp 2 trong một giờ học toán - Ảnh: THANH YẾN

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa... - Ảnh 6.

Sau khi tập thể dục buổi sáng, các bạn xếp hàng ngay ngắn bước vào lớp - Ảnh: THANH YẾN

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa... - Ảnh 7.

Tập làm nông dân - Ảnh: THANH YẾN

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa... - Ảnh 8.

Đức Thiện cho cừu ăn cỏ được cắt từ vườn, đây cũng là một trong những hình thức trị liệu cho các bạn - trị liệu động vật - Ảnh: THANH YẾN

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa... - Ảnh 9.

Cứ 3 trò 1 cô giáo kèm cặp, hướng dẫn các em. Trong ảnh là một giờ học vẽ, nhiều em do bàn tay yếu khó cầm viết nên cô giáo cầm tay hướng dẫn vẽ những nét đơn giản nhất - Ảnh: THANH YẾN

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa... - Ảnh 10.

Tuấn Thanh (phải) cùng bạn lau nhà, một trong những phương pháp vận động trị liệu vào buổi sáng - Ảnh: NGUYỆT NHI

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa... - Ảnh 11.

Các em nhỏ ôn bài - Ảnh: NGUYỆT NHI

Ngôi trường không tiếng đọc bài, học trò chủ yếu xới đất, trồng hoa... - Ảnh 12.

Phòng vật lý trị liệu giúp các em vận động để điều hòa giấc ngủ - Ảnh: NGUYỆT NHI

Ngôi trường dạy học sinh ra sông bắt cá, vào rừng sinh tồn Ngôi trường dạy học sinh ra sông bắt cá, vào rừng sinh tồn

TTO - Những cô cậu học sinh từ 6-14 tuổi được dạy về cách kiếm ăn trên sông, hoặc vào rừng mà không cần mang theo thực phẩm ngoài gạo.

THANH YẾN - NGUYỆT NHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên