Ngày vui 50 năm

TP.HCM những ngày tháng 4 lịch sử, cái nắng nóng chói chang đầu hè không ngăn nổi không khí hân hoan có ở khắp nơi. Trên công viên Bạch Đằng (quận 1) rất đông người dân đổ về đây để được đứng bên những khẩu pháo oai phong...

50 năm - Ảnh 1.

Du khách chụp ảnh với những khẩu pháo ở bến Bạch Đằng, quận 1, TP.HCM chiều 12-4 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều người "check-in" tại các địa điểm lịch sử như bến Nhà Rồng, hội trường Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh... Tất cả cùng hướng về đại lễ mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lịch trình diễu binh, pháo hoa, các hoạt động văn hóa nghệ thuật được công bố đã khiến hàng trăm nghìn người bắt đầu "tìm đường" về TP.HCM.

Các khách sạn quanh khu trung tâm đã "kín chỗ" từ nhiều tháng trước; doanh nghiệp du lịch nhanh chóng tung ra những tour "về nguồn", tái hiện chiến khu xưa, hành quân xuyên rừng…

Những bức ảnh, video hậu trường của buổi tổng duyệt, màn biểu diễn của máy bay hay khoảnh khắc những người lính, nữ quân nhân đổ mồ hôi khi diễn tập… đều là những tin nóng được lan tỏa với tinh thần tự hào.

Đúng là không ở đâu có được không khí như TP.HCM vào dịp này: không khí của một thành phố từng là chiến tuyến cuối cùng, giờ trở thành tâm điểm của lễ mừng thống nhất.

Những quán cà phê tung ra thức uống gắn với những câu khẩu hiệu hành động cách mạng từng sống trong thời chiến, sticker lá cờ xinh xắn hay những cửa tiệm, ngõ hẻm rợp cờ đỏ sao vàng.

Để chuẩn bị cho ngày lễ trọng đại, nhiều gia đình đã lên kế hoạch đến TP.HCM thay vì "lên núi, xuống biển" tránh nóng.

Họ muốn xem trực tiếp lễ diễu binh, diễu hành. Họ chuẩn bị trang phục truyền thống, cờ đỏ sao vàng… muốn hòa mình vào không khí hân hoan của cả dân tộc, trong đó có cả gia đình ba thế hệ đi cùng nhau.

Sự háo hức của giới trẻ - lớp người sinh ra trong hòa bình, trước câu chuyện lịch sử tưởng chừng chỉ nằm trong sách giáo khoa hay trong trí tưởng tượng - là sự tự hào được sống và chứng kiến thời khắc lịch sử.

Các tour "về nguồn" được quan tâm. Bên cạnh những đoàn khách cựu binh là hàng ngàn bạn trẻ đã đặt tour, tham gia "hành quân xuyên rừng", "sống lại chiến khu xưa", trải nghiệm chui hầm, sống trong địa đạo ăn cơm muối mè như lớp người đi trước đã từng nếm trải, hy sinh.

Tour được thiết kế để du khách trẻ có được những cảm xúc thật, để hiểu, để chạm đến tận cùng một thứ cảm xúc chưa từng gọi thành tên: niềm tự hào được sống trong hòa bình.

Nhiều người muốn đến TP.HCM trong những ngày tháng 4 rực rỡ, không chỉ ngắm pháo hoa hay "trực thăng bay qua đầu", mà để có cảm giác được sống cùng thời khắc mà lịch sử đang được tái hiện.

Để phục vụ người dân theo dõi lễ duyệt binh - diễu hành lịch sử, TP.HCM sẽ bố trí 20 màn hình LED cỡ lớn tại các tuyến đường trung tâm, đồng thời phát sóng trực tiếp trên truyền hình và các nền tảng mạng xã hội.

Sẽ có người xếp hàng từ tờ mờ sáng để giữ chỗ đẹp xem diễu binh. Sẽ có người chỉ đứng phía sau, không thấy được gì ngoài những tiếng hô trang nghiêm.

Nhưng tất cả đều giữ trong mình một "vị trí" khác quan trọng hơn nhiều, vị trí được hòa cùng mạch ký ức 50 năm.

Đến TP.HCM những ngày tháng 4-2025 để thấy, hiểu và cảm nhận pháo hoa không chỉ rực rỡ trên bầu trời mà cả trong lòng người, những ngày tuyệt đẹp 50 năm mới có một.

Đó chính là nguồn năng lượng vô biên mà mỗi người sẽ được tiếp nhận, làm hành trang cho bước đường tươi sáng của những thời kỳ phát triển mới, rực rỡ hơn, tốt đẹp hơn cho mỗi người, mỗi gia đình và đất nước.

Ngày vui 50 năm - Ảnh 1.Học sinh, sinh viên TP.HCM phấn khởi trong ngày đầu hợp luyện chuẩn bị cho đại lễ 30-4

Tối 12-4, học sinh, sinh viên thuộc khối diễu hành thanh thiếu nhi TP.HCM chính thức bước vào buổi hợp luyện đầu tiên nhằm chuẩn bị cho chương trình diễu hành, diễu binh đại lễ 30-4 tại nhà thi đấu Phú Thọ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên