22/05/2024 12:01 GMT+7

Ngành cấp nước TP.HCM: Nỗ lực hơn để khách hàng thật hài lòng

Tọa đàm 'Ngành cấp nước TP.HCM: Khách hàng phải là trung tâm' do báo Tuổi Trẻ phối hợp Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn tổ chức sáng 22-5 đã phân tích những điểm được và chưa được trong việc cấp nước tại TP.HCM.

Tọa đàm 'Ngành cấp nước TP.HCM: Khách hàng phải là trung tâm' do báo Tuổi Trẻ phối hợp Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn tổ chức sáng 22-5 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tọa đàm 'Ngành cấp nước TP.HCM: Khách hàng phải là trung tâm' do báo Tuổi Trẻ phối hợp Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn tổ chức sáng 22-5 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Để phục vụ khoảng 10 triệu dân TP.HCM, ngành cấp nước TP.HCM đã có nhiều thay đổi tích cực trong nhiều năm qua nhưng sẽ cần nỗ lực hơn nữa.

Ngành cấp nước TP.HCM luôn cầu thị, thay đổi

Nhà báo Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhà báo Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Mở đầu buổi tọa đàm, nhà báo Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - nhận định trong tình hình hiện nay, chuyển đối số là xu hướng. Trong đó nhóm dịch vụ công thì điện nước là hai ngành tiên phong đi đầu để phục vụ khách hàng tốt hơn.

"Điện, nước và mạng Internet - hầu như ai cũng dùng và trả phí hằng tháng. Việc nhận diện khách hàng là trung tâm cho thấy ngành nước đang nỗ lực phục vụ khách hàng tốt nhất có thể. 

Nhưng với hơn 1,6 triệu đồng hồ nước trên địa bàn, việc phục vụ hoàn hảo sẽ rất khó. Không thể không có sự cố, sự việc bất thường trong vận hành, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Do đó rất cần sự chủ động. 

Qua tọa đàm, chúng ta sẽ cùng chia sẻ, nhìn nhận ý kiến từ nhiều bên, từ người dân tới cơ quan chức năng. Từ đó có thể thấy khách hàng nhìn ngành nước như thế nào để có sự thay đổi tốt hơn. Chính báo Tuổi Trẻ cũng học hỏi bài học này để phục vụ bạn đọc mình", ông Toàn chia sẻ.

Ông Nguyễn Thanh Sử, phó tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Nguyễn Thanh Sử, phó tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Mở đầu câu chuyện hóm hỉnh, nhà báo Cao Huy Thọ - phó giám đốc Trung tâm dịch vụ truyền thông, báo Tuổi Trẻ - đặt câu hỏi: Có ai không phải khách hàng của cấp nước không?

Ông Thọ phân tích, điện và nước là những ngành độc quyền. Đó là cái sướng và cũng là cái khổ, khi không có sự cạnh tranh nhưng cũng chịu trách nhiệm hoàn toàn lĩnh vực của mình. "Trong bối cảnh được xem là độc quyền, ngành nước vẫn ý thức làm cho khách hàng hài lòng là một nỗ lực lớn, sự cầu thị", ông Thọ đánh giá sự chuyển mình tích cực của ngành nước.

Và không có đánh giá nào khách quan hơn là lắng nghe câu chuyện từ chính khách hàng. Chia sẻ câu chuyện của mình, ông Lương Khắc Phát, ngụ quận Gò Vấp, cho biết những năm 2000, nước sạch mới về tới nơi ông ở. Từ khi có cấp nước, chất lượng nước đảm bảo. Qua thời gian, mọi thứ đều tốt hơn và ông Phát rất hài lòng.

Anh Nguyễn Minh Hoàng, ngụ chung cư Nguyễn Thiện Thuật, cũng bày tỏ sự hài lòng khi khu vực anh ở được cấp nước trực tiếp thay vì qua bồn chung. 

"Tôi đánh giá cao khi hiện nay thanh toán không cần trực tiếp, chất lượng nước và chăm sóc khách hàng cũng tốt hơn nhiều", anh Hoàng nói.

Anh Nguyễn Minh Hoàng, ngụ chung cư Nguyễn Thiện Thuật, chia sẻ về câu chuyện sử dụng nước gia đình mình - Ảnh: DUYÊN PHAN

Anh Nguyễn Minh Hoàng, ngụ chung cư Nguyễn Thiện Thuật, chia sẻ về câu chuyện sử dụng nước gia đình mình - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Lương Khắc Phát, ngụ quận Gò Vấp, cho biết rất hài lòng với cấp nước TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Lương Khắc Phát, ngụ quận Gò Vấp, cho biết rất hài lòng với cấp nước TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tăng cường truyền thông và cải thiện tiếp cận

Sawaco nhận định khách hàng là trung tâm của sự phục vụ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Sawaco nhận định khách hàng là trung tâm của sự phục vụ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Sự hài lòng của người dân đã tốt hơn qua từng năm, nhưng ngành nước cũng không được tự hài lòng vì điều đó. Các chuyên gia đã có những góp ý để ngành nước cải thiện hơn trong tương lai.

Bằng khảo sát thực tế, bà Phan Thị Tuyết Oanh - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - cho biết đã khảo sát theo kế hoạch của UBND TP đối với các dịch vụ điện, nước, thoát nước, vận tải hành khách công cộng, thu gom rác thải. 

Kết quả khảo sát 5 tiêu chí cơ bản tại 18 quận huyện cho thấy yếu tố cần cải thiện gồm: chất lượng hệ thống đường ống, chất lượng nước sinh hoạt, tăng cường kiểm tra, bảo trì hệ thống ống.

Viện cũng đưa ra một số kiến nghị về công tác truyền thông khi có biến động liên quan đến giá nước. Ngành nước cần đánh giá cẩn trọng và chú trọng truyền thông trước khi có sự điều chỉnh.

Chung quan điểm, ông Bùi Trung Kiên - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM - cũng nhận định khâu truyền thông, thông tin với người dân là rất quan trọng. Đây là cách để người dân và các đơn vị hiểu được những chính sách, khúc mắc, tương tác với nhau.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, khoa báo chí và truyền thông Đại học KHXH & NV TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, khoa báo chí và truyền thông Đại học KHXH & NV TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, khoa báo chí và truyền thông Đại học KHXH & NV TP.HCM, đánh giá điện nước là ngành dẫn đầu về cải cách hành chính công. Hiện nay các ngành này đã đi qua giai đoạn cơ bản và bước vào giai đoạn tinh chỉnh.

"Không còn chuyện giờ dịch vụ đỡ lắm rồi, mà tất cả được đánh giá theo dõi từng chút một các chỉ số. Ngành nước phải đáp ứng kỳ vọng và chốt đòi hỏi mới của người dân. Hóa đơn nước là sự trả tiền cho sức khỏe chứ không còn là nhu cầu cơ bản", ông Thông phân tích.

Ông Thông nhấn mạnh ứng dụng là yếu tố chiến lược và sẽ thay thế các phương thức cũ. Do đó, ngành nước phải tích hợp vào hệ sinh thái dịch vụ kỹ thuật số của TP. Có thể khuyến khích người dân bằng việc tích điểm khi thanh toán để thay đổi dần thói quen. Đồng thời bổ sung thêm một số tính năng trên ứng dụng để tiện lợi hơn cho khách hàng.

Thạc sĩ Lê Anh Tú - giảng viên khoa quan hệ công chúng - truyền thông, Trường đại học Văn Lang (TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thạc sĩ Lê Anh Tú - giảng viên khoa quan hệ công chúng - truyền thông, Trường đại học Văn Lang (TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chung ý kiến, thạc sĩ Lê Anh Tú - giảng viên khoa quan hệ công chúng - truyền thông, Trường đại học Văn Lang - góp ý Sawaco nên phát triển một cộng đồng yêu thích thương hiệu. Đây là một cách quản lý rủi ro trong truyền thông. Nếu có một cộng đồng thì có nhiều lợi thế, một cách "phòng bệnh hơn chữa bệnh".

"Đối với ứng dụng thì cần chú ý trải nghiệm người dùng. Ứng dụng ngành cấp nước có ưu điểm nhưng phải cải thiện thêm. Trên kho ứng dụng có nhiều ứng dụng cũng gây ra rối cho người dân", ông Tú nói.

Ngành cấp nước TP.HCM thay đổi tích cực

Nhà báo Hoàng Tuấn Anh - Thông tấn xã Việt Nam - nhận định thời gian qua Sawaco đã có nhiều thay đổi tích cực trong công tác chăm sóc khách hàng nói chung, thực hiện truyền thông chủ động nói riêng. Ngoài phát triển nội dung truyền thông qua các kênh truyền thông báo chí, ứng dụng… các chương trình khác cũng rất hiệu quả. Có thể ví dụ như tour tham quan du dịch các nhà máy nước, lịch sử ngành nước TP…

Thời gian tới, để làm tốt hơn công tác truyền thông, Sawaco cần có nhiều câu chuyện về chăm sóc khách hàng, chất lượng nguồn nước, công việc của ngành nước để tạo thiện cảm, quảng bá ngành nước TP tốt hơn.

Bà Phan Thị Tuyết Oanh - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - cho biết đã khảo sát theo kế hoạch của UBND TP đối với các dịch vụ điện, nước, thoát nước, vận tải hành khách công cộng, thu gom rác thải - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bà Phan Thị Tuyết Oanh - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - cho biết đã khảo sát theo kế hoạch của UBND TP đối với các dịch vụ điện, nước, thoát nước, vận tải hành khách công cộng, thu gom rác thải - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Bùi Trung Kiên - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM - cũng nhận định khâu truyền thông, thông tin với người dân là rất quan trọng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Bùi Trung Kiên - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM - cũng nhận định khâu truyền thông, thông tin với người dân là rất quan trọng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngành nước TP.HCM: Nhận diện khách hàng là trung tâm để phục vụNgành nước TP.HCM: Nhận diện khách hàng là trung tâm để phục vụ

Đối với bất kỳ ngành nghề nào, khách hàng luôn là yếu tố sống còn của sự phát triển. Ngành nước TP.HCM từ nhiều năm nay luôn chú trọng chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên