Các dịch vụ thanh toán số đang dần trở thành phương thức thanh toán chủ yếu của người tiêu dùng Việt Nam - Ảnh: DNCC
Báo cáo "Tổng quan ngành ngân hàng 2024 và xu hướng phát triển 2025" do Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phát hành nêu bật chiến lược đầu tư công nghệ và phát triển sản phẩm tài chính bền vững, nhằm gắn kết sâu sắc hơn với khách hàng và thúc đẩy nền kinh tế xanh.
Nhu cầu hiện tại và tiềm ẩn của người dùng
Báo cáo "Tổng quan ngành ngân hàng 2024 và xu hướng phát triển 2025" do MB phát hành tháng 12 vừa qua cũng nêu bật một thực tế đáng chú ý: hơn 85% người dùng tại Việt Nam đã sử dụng ít nhất một ứng dụng ví điện tử hoặc thanh toán số, và 71% trong số đó sử dụng các dịch vụ này ít nhất một lần mỗi tuần.
Sức hút của các phương thức thanh toán số không chỉ nằm ở sự tiện lợi vượt trội, giúp tiết kiệm thời gian, mà còn ở những ưu đãi hấp dẫn mà người dùng nhận được. Đây không chỉ là sự thay đổi về công nghệ mà còn là sự thay đổi trong thói quen và kỳ vọng của khách hàng hiện đại, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành tài chính số tại Việt Nam.
Hiểu rõ thói quen tiêu dùng và hành vi thanh toán của thế hệ trẻ ngày nay, các ngân hàng và nền tảng thương mại điện tử đã tăng cường hợp tác để phát triển ví điện tử và Super App. Ngoài ra việc hợp tác còn là hướng đi chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với các tổ chức Fintech.
Do đó MB đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống API, cho phép các tổ chức tài chính kết nối linh hoạt với đối tác thứ ba và hiện đạt con số 1.200 đối tác - con số dẫn đầu trên thị trường, bao gồm những thương hiệu quốc dân như WinCommerce, THMilk, Vietnam Airlines, Momo, Vinmec và Thegioididong.
Những quan hệ đối tác chiến lược này không chỉ giúp xây dựng một hệ sinh thái tài chính số toàn diện mà còn tạo nền tảng vững chắc để mang các sản phẩm ưu việt đến hàng triệu người dùng.
Cam kết của ngân hàng không dừng lại ở việc mở rộng tiện ích, mà còn đặt trọng tâm vào bảo mật tối đa và hỗ trợ khách hàng tối ưu quản trị dòng tiền - một bước tiến dài trên hành trình chinh phục niềm tin và sự hài lòng của người dùng.
Tầm nhìn dài hạn
Báo cáo ngành của MB chỉ rõ, việc đầu tư hạ tầng công nghệ hiện đại và xây dựng hệ sinh thái số toàn diện không chỉ là chiến lược tất yếu để các ngân hàng lớn gắn kết sâu hơn với khách hàng, mà còn tạo nền tảng để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế như Basel III.
Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến như AI, Big Data và sinh trắc học không chỉ tối ưu hóa quản trị rủi ro và bảo mật thông tin mà còn củng cố niềm tin, yếu tố sống còn trong ngành tài chính.
Nhận diện khuôn mặt, xác thực sinh trắc học và mã hóa dữ liệu là những công nghệ bảo mật mang yếu tố sống còn trong ngành tài chính - Ảnh: DNCC
Tuy nhiên, các ngân hàng quy mô nhỏ hơn lại đối mặt với nhiều thách thức như hạn chế về vốn, nhân lực và khung pháp lý. Báo cáo đã nhấn mạnh, để vượt qua các rào cản này đòi hỏi các ngân hàng cần tập trung vào hợp tác quốc tế, phát triển sản phẩm tài chính bền vững và đẩy mạnh nâng cao nhận thức khách hàng.
Một trong những xu hướng nổi bật là tín dụng xanh và tài chính bền vững - cơ hội vàng khi Việt Nam hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Điều này yêu cầu các ngân hàng xây dựng danh mục tín dụng xanh bài bản, đào tạo chuyên gia tài chính bền vững và phát triển những sản phẩm tiên phong như trái phiếu xanh.
Giải pháp cho năm 2025
Đối với các ngân hàng thương mại, trọng tâm chiến lược là đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, tập trung vào khách hàng và phát triển sản phẩm tài chính bền vững tích hợp tính năng cá nhân hóa trên ứng dụng ngân hàng số.
Những cải tiến nhằm mang đến trải nghiệm người dùng (UX/UI) thân thiện và hấp dẫn, tăng cường sự hài lòng và gắn kết của khách hàng, từ đó nâng cao doanh thu và thị phần cho ngân hàng.
Ngoài ra, sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng đòi hỏi thêm sự phối hợp từ người dùng và cộng đồng đối tác doanh nghiệp. Khách hàng cá nhân cần được nâng cao sự cảnh giác về an ninh mạng và rủi ro lừa đảo trực tuyến, cần được khuyến khích tham gia các chương trình giáo dục tài chính.
Về phía cộng đồng doanh nghiệp, ngân hàng cần tạo đủ điều kiện thúc đẩy các bên tham gia sử dụng các sản phẩm tài chính xanh và các dự án phát triển bền vững. Những nỗ lực này không chỉ giúp doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững mà còn góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Sự chủ động trong việc tham gia tài chính xanh tạo ra nhiều lợi ích trong vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp tài chính - Ảnh: DNCC
Trong bối cảnh ngành ngân hàng Việt Nam, việc cung cấp các khoản vay xanh và sản phẩm đầu tư thân thiện với môi trường là cơ hội lớn để hỗ trợ các dự án phát triển năng lượng tái tạo và nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Các sản phẩm này không chỉ đáp ứng xu hướng phát triển bền vững mà còn mang lại lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp nhờ sự phát triển của nền kinh tế xanh. Hơn nữa, việc hợp tác với các tổ chức quốc tế như WB, ADB và các quỹ đầu tư bền vững sẽ mở ra nguồn vốn dài hạn, tạo động lực để ngành ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Báo cáo "Tổng quan ngành ngân hàng 2024 và xu hướng phát triển 2025" không chỉ mang đến cái nhìn sâu sắc về xu hướng và thách thức của ngành ngân hàng mà còn vạch ra những chiến lược thiết yếu để thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong thời đại kinh tế xanh.
Với các phân tích toàn diện và định hướng thực tiễn, đây chính là tài liệu không thể bỏ qua cho những ai đang tìm kiếm giải pháp đổi mới và tối ưu hóa trong lĩnh vực tài chính: https://bit.ly/mb-bao-cao-nganh-12-2024.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận