26/02/2019 16:31 GMT+7

Ngân hàng ‘kêu' có doanh nghiệp mua lúa gạo báo cáo thiếu trung thực

CHÍ HẠNH
CHÍ HẠNH

TTO - Đại diện chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL cho rằng còn nhiều vướng mắc trong cho vay sản xuất, thu mua và tạm trữ lúa gạo vì doanh nghiệp báo cáo tài chính thiếu trung thực.

Ngân hàng ‘kêu có doanh nghiệp mua lúa gạo báo cáo thiếu trung thực - Ảnh 1.

Đại diện Ngân hàng BIDV nêu những khó khăn trong công tác thẩm định, giải ngân cho doanh nghiệp thu mua lúa gạo - Ảnh: CHÍ HẠNH

Chiều 26-2, bên lề Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo ĐBSCL, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã có buổi chủ trì hội nghị riêng của ngành ngân hàng nhằm thúc đẩy cho vay sản xuất, tiêu thụ lúa gạo khu vực ĐBSCL.

Tham dự có đại diện 13 giám đốc chi nhánh NHNN 13 tỉnh, thành và 11 ngân hàng thương mại có vốn dư nợ đầu tư sản xuất nông nghiệp nông thôn lớn nhất khu vực.

Tại hội nghị này, ông Đào Minh Tú nhấn mạnh rằng ngành ngân hàng không vướng gì trong cơ chế, chính sách cho vay tiêu thụ lúa hiện nay. Mà đó là do tình trạng về giá cả, thị trường và doanh nghiệp mua vào. NHNN sẽ cố gắng trong khả năng tốt nhất có thể để tháo gỡ những vướng mắc của ngành lúa gạo hiện nay.

"Đây là lần đầu NHNN tham gia vào một sự kiện bàn giải pháp gỡ vướng mắc cho ngành lúa gạo, tất cả ngành ngân hàng đều vào cuộc quyết liệt và có mặt tại hội nghị này. Nếu không thu mua lúa lúc này giá sẽ tiếp tục rớt xuống, bà con nông dân ĐBSCL sẽ thiệt hại nặng. Ngoài ra, sau chỉ đạo của Thủ tướng, ngành cũng tập trung quyết liệt vào việc gỡ nút thắt khó khăn trong tài chính cho dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận", ông Tú cho biết thêm.

Ông Tú đặt các câu hỏi cho đại diện các ngân hàng, các vấn đề hiện nay của doanh nghiệp thu mua lúa gạo có phải là vay không được nhiều, lãi suất cao. Mặc dù, theo kịch trần lãi suất cho vay lĩnh vực này là 6,5% nhưng có ngân hàng đã triển khai cho vay 6%, thậm chí là 5,5%. 

Ông đề nghị thời gian tới, thủ tục cho vay làm sao phải nhanh, coi lúa gạo là tài sản thế chấp, hoặc nâng hạn mức cho vay. Vấn đề chỉ xoay quanh là tín dụng, cho vay làm sao phải hiệu quả. Chúng ta phải thể hiện quyết tâm, lãi suất do các chi nhánh ngân hàng tự quyết định.

Ngân hàng ‘kêu có doanh nghiệp mua lúa gạo báo cáo thiếu trung thực - Ảnh 2.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Huy Tú chủ trì và lắng nghe ý kiến của các đại diện Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại 13 tỉnh, thành ĐBSCL - Ảnh: CHÍ HẠNH

Đại diện Vụ Tín dụng NHNN mong muốn các đại diện ngân hàng nêu ra những vướng mắc gì trong cho vay để sau đó ghi nhận, giải đáp. Theo đánh giá của Vụ Tín dụng, hiện các ngân hàng ĐBSCL còn khả năng cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, sản xuất, đầu tư kho lưu trữ, chế biến lúa gạo.

Nhưng hiện nay các ngân hàng còn băn khoăn về lãi suất, thời hạn cho vay thu mua lúa gạo, phải đáp ứng kịp thời vốn cho DN. Vì tín dụng đề nghị ngân hàng thực hiện Nghị định 116/2018 sửa đổi của Chính phủ, có khó khăn vướng mắc báo cáo ngay cho NHNN…

Tuy nhiên, đại diện các chi nhánh NHNN, Ngân hàng thương mại 13 tỉnh thành ĐBSCL cũng nêu ra những khó khăn trong công tác thẩm định, giải ngân cho vay thu mua, tạm trữ lúa gạo. Cụ thể, về vốn dư nợ cho vay, các ngân hàng thậm chí còn rất nhiều, có ngân hàng chỉ mới giải ngân 25% vốn cho vay theo nguồn vốn được phân bổ.

Ông Đoàn Minh Hà - giám đốc chi nhánh BIDV TP Sa Đéc (Đồng Tháp) nói, tài sản khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có giá trị thấp, chủ yếu là hàng về nông nghiệp. Không ít doanh nghiệp báo cáo tài chính, sổ sách kế toán chậm nên rất khó thẩm định hồ sơ. "Vấn đề chính là làm sao quản lý kho hàng lớn của khách hàng, đối tác vì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp liên quan đến vay lúa gạo dính đến án kinh tế. Giám đốc các chi nhánh liên tục bị nhiều cơ quan như NHNN, công an chất vấn liên tục", ông Hà nhấn mạnh.

Một số đại diện Ngân hàng ở các tỉnh khác như Long An, An Giang cũng bày tỏ quan điểm tương tự, theo các đại diện này thì vốn cho vay vẫn còn đáp ứng đủ cho doanh nghiệp. Nhưng vì sao doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay chủ yếu vẫn do bản thân của các doanh nghiệp.

Trong đó có ảnh hưởng bởi giá xuống thấp, đầu ra không có, không có hệ thống lưu trữ chuyên nghiệp… Thậm chí doanh nghiệp cũng ngại vay vì đầu tư không có lãi hoặc lãi ít. Cũng có một phần lớn doanh nghiệp báo cáo tài chính thiếu trung thực nên ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong giải ngân cho vay tạm trữ.

Những kiến nghị trên sẽ được NHNN ghi nhận và có hướng chỉ đạo tháo gỡ trong thời gian sớm nhất.

Doanh nghiệp và ngân hàng khó có thể tự giải quyết nợ xấu Doanh nghiệp và ngân hàng khó có thể tự giải quyết nợ xấu

TT - Tại buổi tọa đàm về chính sách tiền tệ diễn ra ngày 5-11, ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng VN phải tập trung xử lý nợ xấu trong năm 2012 và 2013. “Nếu không xử lý được nợ xấu thì nền kinh tế sẽ kiệt quệ vì hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã phá sản và hàng triệu người lao động mất việc” - ông Nghĩa nói.

CHÍ HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên