25/05/2020 12:10 GMT+7

Ngân hàng chịu trách nhiệm với khách hàng về mớ rau, cân thịt

PHẠM TIẾN DŨNG, vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước
PHẠM TIẾN DŨNG, vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước

TTO - Trước COVID-19, hầu như các ngân hàng không có chương trình đi chợ đối với mobile banking, có nghĩa là vào mobile banking có thể mua được mớ rau, cân thịt...

Ngân hàng chịu trách nhiệm với khách hàng về mớ rau, cân thịt - Ảnh 1.

Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 xảy ra, các ngân hàng đã nhanh chóng phối hợp với các siêu thị, hệ thống bán lẻ đáp ứng nhu cầu trên của người dân. Ngân hàng lúc này không phải là người cung cấp dịch vụ nữa, mà là chịu trách nhiệm với khách hàng về mớ rau, cân thịt đó từ khâu thanh toán đến khâu giao hàng. Đây là một sự đổi mới hoàn toàn khác.

Để làm được điều này, các ngân hàng phải rất nỗ lực, cùng với các doanh nghiệp kết nối để trở thành hệ thống xuyên suốt, siêu kết nối giúp khách hàng hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của mình.

Sự kết nối hệ sinh thái là một câu chuyện lớn. Chúng ta cần có nền tảng, hạ tầng, thể chế để làm. Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực để hoàn thiện. Đó là mở tài khoản bằng phương thức điện tử (eKYC).

Tới đây, khi mở tài khoản, khách hàng không phải đến giao dịch trực tiếp tại quầy nữa.

Ngoài ra, trong tháng 6-2020, Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng giao hoàn thiện nghị định sửa đổi nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, nếu đề xuất của ngân hàng được Chính phủ chấp thuận thì lần đầu tiên ở VN sẽ có khái niệm về tiền điện tử, ngân hàng đại lý.

Ngân hàng chịu trách nhiệm với khách hàng về mớ rau, cân thịt - Ảnh 2.

Ông Phạm Tiến Dũng, vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước

Hiện có nhiều dịch vụ thanh toán, khách hàng không làm được tại quầy nhưng lại thực hiện được trên thiết bị di động. Nhiều ngân hàng có hơn 70% giao dịch thanh toán trên thiết bị di động.

Tôi mong ước mọi dịch vụ ngân hàng, nhất là thanh toán, được thực hiện trên mobile, khách hàng không phải đến ngân hàng nữa. Chừng nào ngân hàng chưa làm được việc này thì vẫn phải tiếp tục cố gắng...


25,1triệu tỉ đồng

Đó là tổng giá trị thanh toán giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 3 tháng đầu năm nay, với gần 34 triệu món.

Thanh toán qua QR code tăng hơn 1.800%

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, so với 2 tháng đầu năm ngoái, giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng hơn 28% về giá trị. Giao dịch qua kênh Internet tăng gần 33% về giá trị. Đặc biệt, giao dịch qua smart phone tăng 195,3% về số lượng và hơn 117% về giá trị.

Đặc biệt, thanh toán qua QR code dù mới song tăng vọt, số lượng và giá trị giao dịch năm 2019 tăng lần lượt là 1.844% và 1.655% so với năm 2018.

Thanh toán này rất đơn giản, cửa hàng in mã QR code được cấp riêng của ví điện tử nào đó, dán trước cửa hàng, xe đẩy. Người mua chỉ cần mở ví điện tử trên điện thoại và quét qua mã này để thanh toán.

Tiền mặt đã không còn là vua Tiền mặt đã không còn là vua

TTO - Dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu thanh toán điện tử tăng vọt khi nhiều gia đình tăng mua hàng online. Thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc cũng tăng trưởng đáng kể như một loại hình thanh toán “sạch”.

PHẠM TIẾN DŨNG, vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên