Xin giới thiệu ý kiến dưới đây của người đến từ đất nước có nhiều xe máy và xe buýt hơn cả VN.
Đề xuất mở tuyến xe buýt nhỏ tại trung tâm TP.HCM Đừng phá vỡ vẻ đẹp tự nhiên của Nha TrangKinh ngạc chuyện bia rượu của người Việt
Hơn một năm sống ở TP.HCM, tôi thấy hệ thống giao thông ở TP này nếu so với Jakarta còn tốt hơn rất nhiều. TP.HCM tuy có kẹt xe nhưng không có tình trạng kẹt xe mà không biết khi nào mới kết thúc như tại Jakarta. Ở TP.HCM, khi bạn di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác vẫn có thể có thời gian hạn định, thời gian có thể dài hơn bình thường nhưng bạn biết mình vẫn đến nơi được. Còn tại Jakarta trong thời gian cao điểm, chặng đường bình thường có thể di chuyển 15 phút thì bạn chẳng thể biết khi nào mới có thể đến nơi mình muốn đến.
Ông Tri Surya - Ảnh: Lê Nam |
Tôi sống ở nam Jakarta, muốn đến chỗ làm tại trung tâm Jakarta phải mất khoảng một giờ cho một quãng đường chừng 30km. Nếu di chuyển bằng xe buýt, tôi phải đi bộ chừng năm phút đến trạm xe buýt gần nhà chờ 10-25 phút mới có chuyến. Chờ lâu như vậy nhưng có khi xe buýt đến thì đã đầy người, rất khó có thể lên xe.
Chính quyền TP Jakarta đã cố gắng giảm nạn kẹt xe bằng việc ra quy định trong thời gian cao điểm, nếu xe hơi muốn lưu thông trên một số tuyến đường buộc phải có ít nhất ba người trên xe, còn không sẽ bị phạt. Nhưng việc thiết lập hệ thống xe buýt nhanh gọi là Trans Jakarta với một làn xe riêng đã làm thay đổi đáng kể chuyện kẹt xe tại TP này. Trans Jakarta bắt đầu hoạt động năm 2004 và là hệ thống xe buýt nhanh đầu tiên ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Trans Jakarta cũng là hệ thống xe buýt nhanh có thể là dài nhất thế giới với tổng chiều dài lên đến 172km. Hệ thống xe buýt có 12 tuyến này chuyên chở khoảng 310.000 lượt hành khách mỗi ngày. Cho dù trong thời gian cao điểm, các con đường đều nghẹt cứng các loại xe thì xe buýt vẫn có thể bon bon chạy. Trạm xe buýt của hệ thống xe buýt nhanh được xây cao hơn mặt đường 60-80cm (cửa xe buýt vì thế phải điều chỉnh lại để hành khách có thể lên xuống xe dễ dàng).
Vì xe buýt chạy trong một làn riêng, cao hơn mặt đường và có gờ cao nên các xe khác không thể chạy vào, cản trở xe buýt lưu thông. Ở Jakarta, tài xế xe buýt không bị thúc ép bởi thời gian, họ không bị giới hạn thời gian nhất định cho một hành trình/tuyến nên tai nạn giao thông không xảy ra nhiều.
Tôi nghĩ với các con đường chật và nhỏ như ở TP.HCM hay Hà Nội, nên dùng các loại xe buýt nhỏ (chở từ 30 người trở xuống) sẽ dễ di chuyển hơn và có thể hạn chế tai nạn, kẹt xe. Với những xe buýt lớn như hiện nay, việc di chuyển trên các con đường nhỏ, chật sẽ làm tăng thêm khả năng gây tai nạn và khó chạy trong biển người đi xe máy. Ngoài ra, theo tôi, không nên áp dụng việc giới hạn thời gian di chuyển trên mỗi chặng xe để giảm áp lực cho người lái xe. Trong tình trạng đường đông xe, kẹt xe mà thời gian còn lại của chuyến đi không nhiều sẽ khiến tinh thần tài xế căng thẳng và khả năng gây ra tai nạn rất lớn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận