Thứ 7, ngày 6 tháng 3 năm 2021
Mỹ đưa tiền cho Pháp làm văcxin ngừa corona
TTO - Cuộc chạy đua bào chế văcxin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (COVID-19) nóng dần lên với sự tham gia của nhiều nước lớn, nhưng sớm nhất cũng 1 năm nữa mới có văcxin thử nghiệm.

Bác sĩ Paul McKay, thuộc khoa y Đại học Hoàng gia Anh, giơ một mẫu vật có chứa SARS-CoV-2. Nhóm của ông cũng đang nghiên cứu văcxin và tự tin sẽ trở thành những người đầu tiên có văcxin thử nghiệm trên động vật - Ảnh: AFP
Không giống như các cuộc cạnh tranh quyền lực, cuộc cạnh tranh này đang nhận được cổ vũ của nhiều người bởi kết quả mà nó đem lại có lợi cho toàn nhân loại, không riêng gì cho bên doanh nghiệp thắng cuộc.
Bộ Y tế Mỹ vào cuộc
Ngày 18-2, Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ (HHS) xác nhận sẽ tài trợ kinh phí cho Công ty dược phẩm Sanofi của Pháp để nghiên cứu bào chế loại văcxin khắc chế được virus corona mới (SARS-CoV-2). HHS cho biết Cơ quan nghiên cứu và phát triển nâng cao y sinh (BARDA) thuộc bộ này sẽ cung cấp các kiến thức chuyên môn về SARS-CoV-2 cho Sanofi và hỗ trợ tài chính cho dự án.
Sanofi trước đây từng tham gia một dự án chế tạo văcxin ngừa SARS do một chủng khác của virus corona gây ra, theo tờ The Hill của Mỹ. Cũng trong ngày 18-2, BARDA thông báo sẽ mở rộng hợp tác với Janssen, một công ty con của Johnson & Johnson, trong các dự án liên quan đến COVID-19.
Janssen hiện đang nghiên cứu phát triển văcxin như Sanofi, nhưng nhiệm vụ chính mà BARDA giao cho công ty này là nghiên cứu xem liệu các loại thuốc thử nghiệm đã được sử dụng với các bệnh nhân nhiễm COVID-19 trước đó có đủ tin cậy để cứu mạng hoặc giảm tổn thương do SARS-CoV-2 gây ra hay không. Janssen sẽ làm việc với Viện nghiên cứu y tế Rega có trụ sở tại Bỉ để sàng lọc các loại thuốc.
"Mục tiêu của chúng tôi là một loại văcxin được cấp phép để bảo vệ sức khỏe người dân trong lâu dài, chống lại loại virus corona mới và ngăn chặn sự bùng phát trở lại trong tương lai" - ông Rick Bright, giám đốc BARDA, nhấn mạnh trong một tuyên bố ngày 18-2.
Một loại văcxin mới nếu được bắt đầu nghiên cứu ngay từ bây giờ có thể sẽ mất khoảng 1 năm để thử nghiệm.
Động vật nào sẽ thử thuốc cho người?
Theo chuyên trang về sức khỏe WebMD, hơn 20 nghiên cứu liên quan tới bệnh COVID-19 đã được đăng ký trên ClinicalTrials.gov - một trang web về các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng của Chính phủ Mỹ.
Những nghiên cứu này nhằm kiểm tra tất cả mọi thứ, từ y học cổ truyền Trung Quốc đến vitamin C, tế bào gốc, steroid và các loại thuốc chống lại các loại virus khác như cúm và HIV.
Hi vọng của các nhà nghiên cứu là có thể tìm ra được một loại thuốc có thể khắc chế được tất cả các khiếm khuyết của những loại thuốc còn lại. Một số loại đã cho thấy hiệu quả khi thử nghiệm trong ống nghiệm.
"Nhưng ống nghiệm không phải là người và một số loại thuốc hoàn toàn bó tay với virus khi được điều trị trên người" - tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, đưa ra điểm lưu ý.
Không giống như các loại virus khác, SARS-CoV-2 có một cơ chế chống lại việc đọc sửa sinh học khiến việc tìm ra kẽ hở của chúng trở nên khó khăn hơn. Một loại thuốc có tên Remdesivir do Công ty Gilead của Mỹ bào chế có thể giúp ngăn cản quá trình nhân bản của SARS-CoV-2. Remdesivir được cung cấp số lượng nhỏ cho các bệnh nhân ở châu Âu và Mỹ, sau khi một bệnh nhân ở Mỹ được chữa khỏi nhờ nó.
Tiến sĩ Mark Denison, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Vanderbilt (Mỹ), cho biết Remdesivir hoạt động như một con dao khi cắt đứt chuỗi RNA của SARS-CoV-2, ngăn nó sinh sôi nảy nở trong người bệnh nhân.
Vẫn còn nhiều câu hỏi cần lời giải đáp trong quá trình phát triển thuốc đặc trị diệt SARS-CoV-2 nhưng trước mắt, theo tiến sĩ Fauci, cần tìm ra động vật phù hợp nhất để thử thuốc cho người và loài vật ấy vẫn còn là dấu chấm hỏi.
-
TTO - Liên quan đến vụ doanh nghiệp Việt kiện nhà đầu tư Anh ra Tòa trọng tài thương mại quốc tế ICC mà Tuổi Trẻ Online đã thông tin, mới đây nhà đầu tư này đã phản hồi thông tin đến tòa và một số cơ quan báo chí.
-
TTO - Ngày 24-3, đại diện các cơ quan tố tụng quận Bình Thạnh (TP.HCM) sẽ về Cần Giuộc, Long An để tổ chức buổi xin lỗi công khai do đã làm oan đối với anh Bùi Minh Lý (32 tuổi, ngụ tỉnh Long An).
-
TTO - Sáng nay 6-3, Bộ Y tế cho biết ghi nhận thêm 7 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 6 bệnh nhân ở Hải Dương. Đáng chú ý, 3/6 bệnh nhân Hải Dương là F1 đã cách ly từ hơn 1 tháng trước.
-
TTO - Ban Quản lý dự án xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đẩy nhanh tiến độ bàn giao đất quốc phòng thực hiện dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa.
-
TTO - Khi chàng kỹ sư mạng Internet Nyi Nyi Aung Htet Naing đặt câu hỏi 'Cần bao nhiêu người chết nữa ở Myanmar thì đủ để Liên Hiệp Quốc hành động?', anh có thể đã lường trước việc mình sẽ góp phần kéo dài danh sách ấy.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận