18/07/2021 09:54 GMT+7

Muốn thông thoáng, phải triển khai thống nhất

TUẤN PHÙNG thực hiện
TUẤN PHÙNG thực hiện

TTO - Thủ tướng đã chấp thuận đưa nhóm lao động trong lĩnh vực vận tải vào nhóm được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Bộ GTVT kiến nghị xem xét kéo dài thời hạn giấy xét nghiệm lên 5 - 7 ngày để tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.

Muốn thông thoáng, phải triển khai thống nhất - Ảnh 1.

Tài xế khai báo y tế tại chốt liên ngành kiểm soát y tế xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ cho biết khi trao đổi với Tuổi Trẻ về tổ chức vận tải, cung ứng hàng hóa cho các địa phương giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. 

Ông Thọ nói: Tổng cục Đường bộ và các sở GTVT khẩn trương lập luồng xanh, thống kê các doanh nghiệp và số lượng phương tiện, lái xe để sẵn sàng đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

* Việc tài xế gặp khó với thời hạn của giấy xét nghiệm COVID-19 và bị cách ly khi về từ vùng dịch cũng ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hàng hóa cho thị trường này, thưa ông?

- Ngành vận tải phải vừa đảm bảo vận tải hàng hóa nhưng phải đảm bảo tuyệt đối việc chấp hành các quy định về y tế. 

Tuy nhiên, để chuỗi cung ứng hàng hóa không bị đứt gãy do thiếu lái xe và phương tiện, Bộ GTVT đã yêu cầu các địa phương cùng thống nhất việc công nhận kết quả xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh và PCR có hiệu lực trong 72 giờ, không yêu cầu lái xe phải xét nghiệm lại khi giấy xét nghiệm vẫn còn hiệu lực.

Chúng tôi cũng đã đề nghị và thống nhất không yêu cầu cách ly y tế bắt buộc đối với đội ngũ lái xe khi đi về từ vùng dịch. Tuy nhiên, phải tổ chức xét nghiệm cho lái xe và người phục vụ trên xe trước và sau khi đi về từ vùng dịch. 

Các phương tiện chỉ được di chuyển trên luồng xanh được cấp phép, hạn chế tiếp xúc tối đa, lái xe chấp hành nghiêm về quy định 5K. Doanh nghiệp, cá nhân nào vi phạm quy định về xét nghiệm y tế mà vẫn lưu thông sẽ bị xử lý nghiêm.

* Nhưng thời gian qua, các tài xế chở hàng vẫn bị nhiều chốt chống dịch kiểm tra, mất thời gian và ùn tắc?

- Tổng cục Đường bộ VN đã công bố luồng xanh quốc gia, luồng xanh liên vùng và liên tỉnh; các tỉnh phía Nam cũng đã công bố luồng xanh của địa phương mình, đảm bảo kết nối luồng xanh quốc gia.

Cơ quan này cũng phải thường xuyên phối hợp với địa phương để rà soát, đánh giá thống nhất việc lập chốt kiểm soát y tế, cắt giảm bớt số lượng chốt trên luồng quốc gia, ưu tiên lập chốt trên luồng xanh của tỉnh; đảm bảo phương tiện được cấp giấy thông hành theo lộ trình nào phải bắt buộc đi theo lộ trình đó, hạn chế kiểm tra qua từng trạm.

Muốn thông thoáng, phải triển khai thống nhất - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ

* Có ý kiến cho rằng Bộ GTVT cần đề xuất Chính phủ có quy chế quy định thống nhất việc vận tải hàng hóa, thay vì mỗi tỉnh có những cách thực hiện khác nhau?

- Bộ GTVT luôn quán triệt quan điểm chỉ đạo và hướng dẫn triển khai thống nhất đối với các địa phương. 

Tùy theo tình hình và diễn biến thực tế của dịch bệnh, chúng tôi sẽ thường xuyên nắm bắt và căn cứ những chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cũng như Bộ Y tế. 

Chúng tôi sẽ lên phương án cụ thể để triển khai thống nhất, đồng bộ trên nguyên tắc không để thiếu hàng hóa do giao thông ùn tắc.

Ông Nguyễn Văn Quyền (chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô VN):

Không thể chốt nào cũng kiểm tra

Thông tin từ các hiệp hội vận tải hàng hóa địa phương và doanh nghiệp cho thấy việc vận chuyển lương thực, thực phẩm, hàng tươi sống từ các nơi vào TP.HCM cơ bản hoạt động bình thường.

Nhưng có vướng mắc là xe tải vào thành phố phải đi theo giờ, không đi vào giờ cao điểm nên xe chở các loại hàng này vẫn phải chờ ở các cửa ngõ thành phố, hết giờ cấm mới được vào.

Muốn chạy xe chở lương thực, thực phẩm vào thành phố gấp trong giờ cấm phải xin giấy phép của Sở Công thương. Trong khi lượng xe trong nội đô không nhiều như hiện nay, nên cho xe tải lưu thông cả giờ cao điểm nhằm đưa thực phẩm, lương thực vào thành phố nhanh hơn.

Đến hết ngày 16-7, Sở GTVT TP đã cấp được thẻ nhận diện cho 32.700 xe của 55 đơn vị vận chuyển hàng hóa.

Do đó, cần sớm có giải pháp quản lý, nhận diện xe đã được cấp thẻ nhận diện phương tiện chạy trên đường để tránh tình trạng gặp chốt kiểm dịch nào cũng bị kiểm tra. Nếu chưa có phần mềm, có thể kiểm tra xác suất, hậu kiểm xử lý tài xế, chủ xe vi phạm quy định phòng, chống dịch.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Người dân nơi phong tỏa ở TP.HCM có được tiêm vắc xin? HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Người dân nơi phong tỏa ở TP.HCM có được tiêm vắc xin?

TTO - Sáng 17-7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã chủ trì cuộc họp với quận huyện để triển khai kế hoạch tiêm vắc xin đợt 5.

TUẤN PHÙNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên