Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTO - Tết đến, hoa đào nở rộ dọc biên cương phía Bắc, người người nhà nhà sum vầy. Gác lại nỗi niềm riêng, bộ đội biên phòng vẫn căng mình tuần tra kiểm soát khu vực đường mòn, lối mở ngăn người nhập cảnh trái phép, vừa bảo vệ an ninh chủ quyền, vừa phòng chống dịch COVID-19.
21h đêm 4-1, xe ôtô đưa Lò Văn Ơn (tên đã được thay đổi, 33 tuổi) cùng 10 người khác đến khu vực giáp biên giới Việt - Trung. Người lái xe chỉ hướng về Việt Nam, nhóm người xuống xe vượt dãy núi đá tai mèo nhọn hoắt, men theo đường mòn lối mở tìm đường trở về.
Đến 5h sáng hôm sau (5-1), cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Xín Cái, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang phát hiện, đưa 11 người về khu cách ly theo quy định.
40 ngày trước thời điểm bị lực lượng chức năng phát hiện, tin vào lời hứa "sang đó (Trung Quốc - PV) có việc làm, lương cao", Ơn cùng mấy người trong bản rủ nhau vượt biên trái phép trong đêm. Nay cũng lợi dụng đêm tối mưa rét, họ hồi hương trở về bằng đường nhập cảnh "chui".
Không biết đường đi, cả đoàn rồng rắn dìu nhau vượt núi đá, leo đồi cao, men theo lối mòn mà về.
"Mỗi người đi mất 1.800 tệ (gần 7 triệu đồng - PV), tiền xe năm nay đắt quá. Mình đi ban đêm, anh em đi cùng nhau. Người ta nói sang đó chặt mía, có công ăn việc làm nên đi. Sang được 40 ngày, sống vất vả quá, không đủ tiền tàu xe về. Mình biết về thì phải cách ly chứ, nhưng phải về nhà ăn tết thôi", Ơn khai nhận.
11 người bị phát hiện hôm đó cùng sống chung một bản làng, đều lần đầu tiên vượt biên mang theo mong ước về một tương lai tốt đẹp hơn. Không ngờ, cuộc sống nơi xứ người cực khổ hơn gấp bội. Quần quật làm việc trên nương chặt mía, sáng xe ôtô đến chở người đi, tối mịt mới đưa về, cơm ăn trên nương trên rẫy, không được ngủ nghỉ.
40 ngày thấm thía cuộc sống mưu sinh nơi đất khách quê người, cả nhóm rủ nhau quay về. Gia sản lớn nhất là túi quần áo, mấy bịch quà bánh cho những đứa trẻ ở quê nhà.
Hai năm trước cũng ôm mộng đổi đời, Chu Văn Định (tên đã được thay đổi, 30 tuổi, quê Nam Định) "đầu tư" học tiếng Trung rồi cùng mấy người bạn sang Trung Quốc kiếm mối làm ăn. Dịch bệnh xảy ra, cuộc sống khó khăn quá, Định đành trở về. Nhưng lúc về thì visa hết hạn, Định khai nhờ mấy người bạn ở Trung Quốc giúp đưa về qua đường tiểu ngạch, nhập cảnh trái phép.
"Chi phí mất 2.000 tệ (hơn 7 triệu đồng)", Định cho biết với giá này, Định được người ở Trung Quốc tìm giúp xe từ thành phố San Thầu (Quảng Đông, Trung Quốc). Đi mất 2 ngày trời mới về đến biên giới, lúc ấy Định mới biết đây là địa phận tỉnh Hà Giang.
Trên các tuyến biên giới Việt - Trung, thống kê mỗi ngày phát hiện hàng trăm người nhập cảnh trái phép. Một khi COVID-19 chưa được đẩy lùi, những người lính vẫn tăng cường quân số bám trụ biên giới, nhất là trong dịp tết. Xuân về nhà nhà sum họp nhưng câu hỏi của con trẻ đối với những người lính biên phòng "Bao giờ bố về?" vẫn bỏ ngỏ lời đáp.
Tăng cường từ đồn biên phòng Thàng Tín (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang), trung úy Ma Seo Chang (32 tuổi) lên đồn biên phòng Xín Cái nhận nhiệm vụ phòng chống dịch, đến nay đã hơn 3 tháng anh trực chiến nơi biên ải.
Ngày đi, vợ vừa sinh con được một tháng nhưng vẫn ráng động viên chồng lên đường. "Anh cứ an tâm đi đi, ở nhà đã có mẹ con em lo, còn anh gắng lo công việc ở trên đó", lời dặn dò của vợ trước lúc lên đường luôn thường trực thôi thúc anh quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Từ lúc lên biên giới là bấy nhiêu ngày anh chưa về nhà. Nhớ, anh xem hình con trên điện thoại, có sóng điện thoại thì gọi về. Nhà có hai con nhỏ, một mình vợ anh quán xuyến tất cả mọi việc.
Tết này lại xác định tư tưởng trực tết trên đơn vị. Anh trung úy cười hiền, "cũng chẳng mấy khi được ăn tết ở nhà đâu", đi bộ đội 10 năm chắc chỉ được 1 - 2 năm về ăn tết ở nhà.
"Đã là vợ bộ đội thì xác định rồi. Có vợ ở nhà, mình yên tâm đi làm nhiệm vụ cấp trên giao", trung úy Chang bộc bạch.
Ở khu vực Đông Bắc, Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài nhất cả nước với việc quản lý, bảo vệ 333,125km đường biên giới. Những ngày giáp tết, mưa gió rét buốt, lửa được đốt lên phần nào xua đi chút giá lạnh miền biên viễn.
Qua bốn mùa xuân - hạ - thu - đông bám trụ nơi địa đầu Tổ quốc, một số lều dã chiến đã được thay thế bằng nhà bán kiên cố để đảm bảo sức khỏe cho bộ đội trực chiến trong dịp tết này.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Đồn biên phòng Thị Hoa, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Cao Bằng duy trì 9 chốt, mỗi chốt có 4 cán bộ, chiến sĩ túc trực 24/7.
Suốt 19 năm gắn bó với biên cương, có lẽ câu hỏi khó trả lời nhất với đại úy Nguyễn Trung Hiếu, 37 tuổi, đồn biên phòng Thị Hoa là "Bao giờ bố về?". Từ lúc dịch bệnh xảy đến, đã nhiều tháng nay anh chưa về thăm nhà, ngày nào các con cũng gọi điện hỏi thăm tình hình của bố, hỏi "bao giờ bố về?".
Đôi mắt chứa đầy nỗi nhớ, anh bộc bạch: "Cũng may giờ có điện thoại, gọi video cho các con được. Các con hỏi điều kiện ăn ở của bố thế nào? Tôi quay video lán trực cho các con xem, cháu còn biết nói "Vậy ở nhà mình ấm hơn rồi. Bố nhớ giữ gìn sức khỏe đấy".
Thiếu tá Mua Mí Cáy - chính trị viên Đồn biên phòng Xín Cái - cho biết tết năm nay bộ đội biên phòng sẵn sàng tinh thần đón tết trên biên cương, xác định nhiệm vụ trọng tâm là phòng chống dịch COVID-19, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia cho đồng bào an tâm đón tết.
"Đơn vị chuẩn bị lá dong, gói bánh chưng để sẵn sàng cho anh em đón tết sớm ở đơn vị. Với các đồng chí ở xa, gia đình có điều kiện khó khăn có thể ưu tiên các đồng chí về thăm gia đình trước vài ngày, sau đó quay lên trực tết. Đơn vị sẵn sàng tinh thần ứng trực 100% quân số trong dịp tết này.
Cán bộ chỉ huy đồn động viên anh em vì trách nhiệm chung gác việc riêng lại. Được Đảng, Nhà nước, nhân dân, địa phương tin tưởng, anh em bộ đội đồng lòng thực hiện nhiệm vụ kép", thiếu tá Cáy bộc bạch.
Nơi địa đầu Tổ quốc, thiếu tá Đỗ Đăng Nhiệm, đồn trưởng đồn biên phòng Lũng Cú, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang cho biết trong dịp tết đơn vị quán triệt, triển khai mệnh lệnh công tác của bộ đội biên phòng, tập trung vào nhiệm vụ quản lý bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Đồng thời, tiếp tục xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, đơn vị tiếp tục duy trì các tổ chốt chặn trên biên giới để ngăn chặn công dân hai bên xuất, nhập cảnh trái phép, kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ bên kia biên giới vào địa bàn, đặc biệt trên thế giới và trong khu vực đang có diễn biến phức tạp khi có biến thể mới của virus SARS-Cov-2.
Trung tá Hoàng Văn Bạc - chính trị viên Đồn biên phòng Thị Hoa, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Cao Bằng - cho biết thời điểm này đang tiếp tục nóng về tình hình dịch COVID-19, do đó đơn vị sẵn sàng 100% ứng trực cao điểm. Hiện tại, Học viện Biên phòng cũng tăng cường học viên lên biên giới, giải quyết khó khăn cho đơn vị trong dịp Tết Nguyên đán.
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận