Năm bao gạo, mỗi bao 10kg và thùng hủ tiếu, bún khô khoảng 10kg được người giao để sẵn trước hiên. Người phụ nữ 45 tuổi ôm từng bao bỏ lên chiếc ba-ga sắt để sẵn yên sau của chiếc xe tay ga
9 giờ sáng, chúng tôi gặp chị Hòa đang quét mã QR, xuất trình giấy tờ để vào chốt tại đường Phan Bội Châu (quận Bình Thạnh).
Đến hẻm số 6, chị dừng lại, lấy điện thoại trong giỏ đặt phía trước xe, gọi cho người giao hàng xác nhận đơn: "Tôi đang đứng hẻm số 6, anh có đặt đơn hàng 60kg giao về Thanh Đa phải không? Rồi, 3 phút tôi có mặt".
"Chạy tới giờ siết nghiêm mới nghỉ"
Vì đơn hàng siêu tốc, chạy nội quận Bình Thạnh, theo quy định của công ty, chị Hòa được nhận giao cùng một lúc 2 đơn hàng. Tắt cuộc gọi này, chị Hòa tranh thủ gọi tiếp cho người giao hàng của đơn 2.
Thay vì mỏi mệt hay chạnh lòng cho công việc của thân phận đàn bà, của một người phụ nữ gần ngũ tuần phải bôn ba ngoài đường thì chị lại cảm thấy may mắn, hạnh phúc khi mình có việc làm trong mùa dịch
"Em ơi, chị nhận đơn đi đường Bạch Đằng. Nghe nói đường Yên Đỗ không vào được phải không em? Đường Đinh Tiên Hoàng - đường Vũ Tùng bị rào, mấy anh ở chốt nói vào không được. Chị đang ở đường Phan Bội Châu, phải vòng nên em chờ chị hơn 5 phút nha", chị Hòa nhìn xa xa với ánh mắt suy tính đường đi, vừa điện thoại cho khách.
Tắt máy. Chị chạy xe vô com hẻm đến số nhà 6/6A. Gạo được người giao để sẵn trước hiên. Người phụ nữ 45 tuổi ôm bỏ lên ba-ga sắt của chiếc xe tay ga đen đỏ đã sờn màu.
Nhận hàng rồi chạy ra khỏi con hẻm, chị ra ký hiệu vui và nói: "Đơn hàng này cước có 46.000 đồng, nhưng chị được cho luôn 100.000 đồng".
Tới hẻm 128 Lê Văn Duyệt, chị nhấc máy gọi báo khách hàng là đến điểm nhận. Khoảng 2 phút sau, khách mang ra là bịch trái cây và 2 hộp thịt. Nhận hàng, chị quay đầu xe đi giao.
"Mùa dịch, đơn hàng "nổ" liên tục. Nhưng tôi phải chọn tuyến đường nào để từ đây đi phù hợp"
"May mắn vì có việc làm"
Song hành chạy trên đường, chị Hòa kể về cuộc sống của mình. Chị có 2 con: đứa năm 4 Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, đứa học lớp 5; và ông xã từng bị tai nạn giao thông nên chị là lao động chính.
"Tôi dậy từ 5 giờ sáng để đi test COVID-19. Test xong nhận một đơn đi giao. Tôi lại quay về nấu ăn sáng cho gia đình. Sau đó tôi lại chạy tiếp, chạy tới 17h30 mới nghỉ. Từ sáng giờ, đây là đơn hàng thứ 5 rồi. Chạy siêng mỗi ngày được hơn 350.000 đồng", chị kể.
Nghỉ chân vài phút, chị Hòa chạy xe đậu dưới bóng mát cây ven vỉa hè. Chia sẻ về cuộc sống gia đình có 8 anh chị em, tài sản của cha mẹ để lại là căn nhà nên phải bán chia ra để mưu sinh.
Sáng sớm nay chị Hòa đã đi test và có giấy xét nghiệm âm tính
Người phụ nữ tá túc ở căn trọ gần 45m vuông tại đường Bình Quới không hề mỏi mệt hay chạnh lòng cho công việc bôn ba ngoài đường, mà ngược lại chị cảm thấy may mắn, hạnh phúc.
Kéo sửa lại cái đầu ngón tay của găng tay vải, chị giãi bày: "Thật ra tôi thấy mình may mắn và hạnh phúc vì có việc làm. Tôi nuôi được gia đình, thậm chí đang nuôi hộ 20 con mèo và 4 con chó cho những nhà hàng xóm gửi vì đi cách ly".
"Ting, ting, ting…", điện thoại báo có đơn mới khi câu chuyện còn dang dở. Hất chống xe, lấy máy xem đơn rồi chị nói thêm: "Đơn hàng "nổ" liên tục. Tôi phải chọn tuyến đường nào thuận tiện. Bình thường chạy xa mất 15 phút, nhưng giờ đi xa qua nhiều chốt mất nhiều thời gian. Như các đơn này, tôi chọn ra chợ Bà Chiểu cho gần".
Gọi điện thoại để nhận đơn giao hàng của khách
Với chị Hòa, đi làm có tiền nuôi con, nuôi gia đình, thậm chí đang nuôi hộ 20 con mèo và 4 con chó cho những nhà hàng xóm đang đi cách ly
Chai nước được một chốt trên đường tặng chị, chị ăn bữa sáng sau đó đi làm đến 17h30 trở về nhà, kết thúc một ngày "cày" chạy trên đường
Do chốt bảo vệ vùng xanh nên chị Hòa chỉ để hàng trước chốt cho khách
Chị Hòa khai báo di chuyển nội địa trên đường Bạch Đằng, quận Bình Thạnh
Tiếp tục nhận đơn hàng của khách để giao
Hành trình giao nhận hàng của một nữ shipper để mưu sinh giữa mùa dịch bất kể nắng mưa
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận